Ukraine vừa đưa ra báo động khẩn cả nước, phía Mỹ lập tức nói về việc 'cắt giảm viện trợ' quân sự
Theo tướng Mỹ, nếu châu Âu quyết định ngừng hậu thuẫn cho Ukraine vào thời điểm này thì đây sẽ là quyết định tồi tệ nhất.
Mới đây, Mark Hertling - Trung tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu, người từng giữ chức Tư lệnh lực lượng Lục quân Mỹ ở châu Âu đã có những chia sẻ xoay quanh việc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Theo tướng Hertling, phương Tây cần tiếp tục duy trì đà viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Bởi trên thực tế, nền quân sự và kinh tế Nga cũng đang dần suy yếu. Lạm phát gia tăng, thiếu nguồn cung lao động, giá trị đồng tiền nước này vẫn đang giảm mạnh. Vậy nên, nếu châu Âu quyết định ngừng hậu thuẫn cho Ukraine vào thời điểm này thì đây sẽ là quyết định tồi tệ nhất.
"Đó có thể là thời điểm tồi tệ nhất. Tôi thực sự tin rằng Nga đang ở tình trạng rất xấu, không chỉ về quân sự mà còn về kinh tế", tướng Hertling cho hay.
Đối với các quốc gia phương Tây, việc hậu thuẫn quân sự cho Ukraine được xem như cách thức làm suy yếu sức mạnh quân sự Nga và ngăn chặn Moscow thực hiện ý định tấn công ở một nơi nào đó khác tại châu Âu hoặc NATO.
Ông Margus Tsahkna - Ngoại trưởng Estonia, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và là thành viên NATO cũng cho rằng với điều kiện kinh tế và quân sự hiện tại của Nga thì ngừng viện trợ cho Ukraine lúc này là thời điểm rất tệ hại.
Đồng thời, ông Tsahkna kêu gọi các nước phương Tây tiếp tục ủng hộ Ukraine. Bởi phần nào đó, Kiev đang đại diện cho phương Tây chiến đấu với Nga. "Người Ukraine không chỉ chiến đấu cho họ mà còn cho cả chúng ta, thay mặt cho chúng ta", ông Tsahkna nhận định.
Không chỉ thế, Ngoại trưởng Estonia còn cho rằng phương Tây cần bổ sung các lệnh trừng phạt đối với Nga, nhất là lĩnh vực dầu khí của nước này. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì sự hậu thuẫn cho Ukraine trong cuộc xung đột. Vì đây là một cách hữu hiệu để làm xói mòn vị thế của Nga trước bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào.