Khám phá mới

Thông tin về loài chim tàn độc, lưu manh nhất Việt Nam: Bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ

Dưới đây là những thông tin chi tiết về loài chim được nhận xét là ‘ác điểu’, vô trách nhiệm, lưu manh bậc nhất trong thế giới tự nhiên.

Chim tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea, thường phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, đông nam Trung Quốc và Malaysia. Ở Việt Nam, chim tu hú phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và vùng trung du. Vào mùa đông, con người rất ít gặp loài này vì phần lớn chúng bay về phương nam để tránh rét.

Thong-tin-ve-loai-chim-tan-doc-luu-manh-nhat-viet-nam-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu

Về hình dạng bên ngoài, chim trống có bộ lông đen với ánh xanh thẫm. Chim mái lông lốm đốm đen nhạt và trắng. Đầu chim mái màu hơi nhạt hơn và hung hơn so với chim trống. 

Chim non lông đen toàn thân, nhưng sau kỳ thay lông đầu tiên nó đã chuyển thành bộ lông gần nh­ư chim mái. Chim trống thì có bộ lông đỏ trong một thời gian rồi chuyển dần sang bộ lông trưởng thành với mắt đỏ, mỏ xanh xám, gốc mỏ đen, chân xám chì.

Vào mùa mưa, tu hú mẹ tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho nó một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ ấy đẻ vào đó một quả trứng khác. Quả trứng này có kính thước gần bằng của trứng chim chích với hoa văn rất giống khiến cặp đôi chim chích nghĩ rằng đó là trứng của chúng. 

Thong-tin-ve-loai-chim-tan-doc-luu-manh-nhat-viet-nam-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu-8

Sau thời gian ấp nhờ chim chích, mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn, nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ nhằm độc chiếm nguồn thức ăn.

Thong-tin-ve-loai-chim-tan-doc-luu-manh-nhat-viet-nam-ba-me-bac-tinh-va-dua-con-sat-thu-7

Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó. Một ngày nào đó, có thể nó sẽ lại đẻ nhờ chính vào cái tổ của chim chích. Hiện tượng “đẻ nhờ” của chim tu hú được cho là kỳ quái trong thế giới tự nhiên. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tu hú mẹ không có khả năng tha mồi nuôi con vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với loài đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc. Trong khi tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc nó có thể sẽ bỏ mạng.

Chính vì thế tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con của nó. Đây cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã.

 

Hai cha con đi đánh cá từng vớt được khúc gỗ thuộc loại đắt nhất thế giới: Nặng 2,1 tấn, giá 17 tỷ

Đến hiện tại, sau gần 10 năm được trục vớt, khúc gỗ quý với tuổi đời hàng trăm năm vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.

 

Nữ CEO trẻ nhất thế giới: 10 tuổi tạo ra ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến, doanh thu 34 tỷ đồng/năm

Chia sẻ với truyền thông, nữ CEO trẻ tuổi cho biết, hiện tại, doanh thu của công ty mỗi năm khoảng hơn 34 tỷ đồng.

 

7 điểm đến thịnh hành nhất thế giới năm 2024: Cuba đứng thứ nhất, bất ngờ thứ hạng của Việt Nam

Trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path của Mỹ vừa đăng tải BXH 7 điểm đến thịnh hành nhất thế giới năm 2024, một thành phố của Việt Nam cũng có mặt trong danh sách.