Hướng dẫn cách kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng các dùng bút chì đơn giản, nhanh
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bất ổn sức khỏe khác, bạn có thể tham khảo bài kiểm tra bằng bút chì trong bài viết dưới đây.
Khi cơ thể có điều bất ổn, chúng ta có thể nhận biết được thông qua một số dấu hiệu, chẳng hạn như bạn sẽ bị phát ban khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, có không ít dấu hiệu rất khó nhận biết và thường bị bỏ qua.
Trong đó, có thể kể đến việc bất ngờ mất cảm giác ở bàn chân nhiều ngày. Đây là dấu hiệu của bệnh thần kinh tiểu đường (tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao), lạm dụng rượu mạn tính, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, chấn thương tủy sống và các bệnh tự miễn dịch như lupus.
Để có thể sớm phát hiện bệnh, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra bằng bút chì của Tiến sĩ Jennifer Caudle, Đại học Rowan (Mỹ). Việc dùng vật nhọn chạm vào ngón chân và bàn chân giúp đánh giá dây thần kinh và cảm giác của mỗi người. Trường hợp bạn không cảm nhận được vật nhọn chạm vào ngón chân, đó có thể là biểu hiện cho thấy bạn bị tổn thương thần kinh và cần đi khám ngay lập tức.
Nếu không phát hiện bệnh tiểu đường sớm, người bệnh có thể bị tổn thương dây thần kinh, mạch máu, tim, thận, mắt và bàn chân. Không chỉ thế, họ còn dễ dàng bị thương khi đi chân trần và loét, nhiễm trùng khi họ mất cảm giác ở chân.
Dưới đây là cách kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng bút chì:
- Nằm trên ghế dài hoặc giường, nhắm mắt lại và thư giãn trong 1 phút.
- Nhờ ai đó dùng bút chì chạm vào 6 trong số 10 ngón chân của bạn (mỗi bàn 3 ngón). Bạn cần trả lời, họ đang chạm vào chân trái hay phải.
- Trường hợp không có bút chì, bạn có thể nhờ người nhà chải nhẹ đầu ngón tay của họ vào ngón chân của bạn không quá một giây. Sự tiếp xúc phải thật nhẹ, giống như một chiếc lông vũ chạm vào da. Đây được gọi là Kiểm tra cảm ứng Ipswich được đưa ra vào năm 2011 để hỗ trợ đánh giá cảm giác bàn chân ở bệnh nhân nội trú mắc bệnh tiểu đường.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, nếu bạn trả lời đúng 5-6 lần trong 6 lần hỏi, bạn không có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn trả lời sai 2 lần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bàn chân của bạn mất cảm giác. Vậy để sớm được chữa trị kịp thời, bạn nên sắp xếp tới gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm liên quan.