Giữa lúc xung đột với Nga leo thang, NATO tuyên bố thẳng thắn về việc mời Ukraine gia nhập khối
Sau nhiều lần Ukraine ngỏ lời mong muốn gia nhập khối, phía NATO đã chính thức lên tiếng phản hồi nhận được sự quan tâm của truyền thông.
Mới đây, Andrii Sybiha - Ngoại trưởng Ukraine đã gửi thư đến các đồng cấp NATO trước cuộc họp ngày 3/12 tại Brussels. Ông Andrii Sybiha cho rằng, việc Ukraine nhận được lời mời gia nhập NATO sẽ chính thức bác bỏ một trong những lý do chính mà Nga sử dụng để tiến hành chiến tranh - đó là ngăn chặn Ukraine gia nhập liên minh.
Tuy nhiên, giải đáp về việc mời Nga gia nhập khối, một nhà ngoại giao cấp cao của NATO khẳng định rằng: “Sẽ mất nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng để đạt được sự đồng thuận. Tôi không thấy điều đó có thể xảy ra vào ngày mai, và nếu có, tôi sẽ rất ngạc nhiên”.
Theo thông tin từ một quan chức Mỹ, cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao sẽ tập trung vào việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga vào năm tới. Đồng thời nhằm chuẩn bị cho “các cuộc đàm phán có thể diễn ra”.
“Cách tốt nhất để thực hiện điều này là tăng cường hỗ trợ tài chính, đạn dược và huy động lực lượng quân đội”, vị quan chức Mỹ cho hay.
Trước đó, vào ngày 2/12, Antony Blinken - Ngoại trưởng Mỹ thông tin về việc chính quyền ông Biden chuẩn bị viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine. Cụ thể, ông cho hay: “Mỹ và hơn 50 quốc gia đang cùng hỗ trợ để đảm bảo Ukraine có đủ khả năng chống đỡ Nga”.
Theo ông Blinken, gói viện trợ lần này sẽ bao gồm tên lửa phòng không vác vai Stinger, máy bay không người lái, đạn dược cho pháo phản lực HIMARS, mìn chống bộ binh cùng nhiều thiết bị khác.
Ông Blinken nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Mỹ xuất khẩu mìn chống bộ binh sau hàng thập kỷ. Mặc dù trước đó, Tổng thống đương nhiệm Biden từng ra lệnh cấm loại vũ khí này.
Được biết, Ukraine mong muốn gia nhập NATO với mục đích bảo đảm tốt nhất cho an ninh lâu dài của mình. Bởi theo Điều 5 của Hiệp ước phòng thủ chung NATO, các thành viên sẽ coi một cuộc tấn công vào bất kỳ quốc gia nào là cuộc tấn công vào tất cả các quốc gia thành viên và sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên, NATO từng tuyên bố rằng con đường gia nhập khối của Ukraine là “không thể đảo ngược”. Nhưng đến nay, liên minh này vẫn chưa chính thức đưa ra lời mời hoặc xác định mốc thời gian cho quá trình gia nhập.
Theo thông tin từ truyền thông Mỹ, việc Ukraine có được gia nhập NATO hay không phụ thuộc vào Mỹ. Đặc biệt là sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1/2025.
Bởi trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump từng lên tiếng phản đối việc Mỹ viện trợ cho Ukriane và khẳng định sẽ kết thúc xung đột giữa hai nước “trong vòng 24 giờ”.
Ngoài ra, Hungary cũng đã công khai phản đối việc Ukraine gia nhập liên minh. Còn về phía Mỹ và Đức cũng cho rằng thời điểm này là chưa thích hợp.