Đời sống

Thành viên EU yêu cầu liên minh sẵn sàng cử lực lượng quân sự tới Ukraine nếu ông Trump làm điều này

Thành viên EU yêu cầu liên minh sẵn sàng cử lực lượng quân sự tới Ukraine nếu ông Trump làm điều này

Những chia sẻ của Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna liên quan đến xung đột giữa Nga - Ukriane nhận được sự quan tâm từ mọi người.

Mới đây, vào ngày 19/11, trong cuộc cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times, ông Margus Tsahkna - Ngoại trưởng Estonia đã chia sẻ quan điểm về việc kết nạp Ukraine vào tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thanh-vien-eu-yeu-cau-lien-minh-san-sang-cu-luc-luong-quan-su-toi-ukraine-neu-ong-trump-lam-dieu-nay
Ông Margus Tsahkna - Ngoại trưởng Estonia

Theo đó, ông Margus Tsahkna cho rằng khi Ukraine trở thành thành viên của NATO sẽ đảm bảo an ninh tốt nhất cho quốc gia Đông Âu này. Trong trường hợp Tổng thống đắc cử Trump phản đối, EU sẽ phải vào cuộc và triển khai quân đội đến Ukraine sau khi giao trao tranh kết thúc.

Thanh-vien-eu-yeu-cau-lien-minh-san-sang-cu-luc-luong-quan-su-toi-ukraine-neu-ong-trump-lam-dieu-nay-2
Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo Ngoại trưởng Estonia, ngay sau khi ông Trump tái đắc cử vào Nhà Trắng, có nhiều quốc gia đã nhanh chóng liên lạc với phía Kiev và xét đến những tổn thất gần đây của quân Ukraine ở tiền tuyến.

Suốt thời gian qua, Estonia luôn một mực ủng hộ Ukraine, đồng thời liên tục kêu gọi các biện pháp ngày càng cứng rắn hơn chống Nga. Tuy nhiên, ông Margus Tsahkna cho biết EU sẽ khó đưa ra cam kết kỳ bảo đảm an ninh nào cho Ukraine nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền Mỹ.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Estonia cũng cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ rút Mỹ khỏi NATO, viện dẫn các lợi ích chính trị và kinh tế của xứ sở cờ hoa.

Được biết, ông Margus Tsahkna cũng đã không ngừng thúc giục các thành viên của EU tăng cường năng lực cho ngành công nghiệp quốc phòng của riêng họ. Đối với Ngoại trưởng Estonia, Ukraine hiện được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của NATO. Vậy nên cấu trúc an ninh của EU có thể được định hình lại trong những tháng tới như số phận của Ukraine. Đến hiện tại, phía Nga vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào về phát biểu của ngoại trưởng Estonia. 

Bo-quoc-phong-my-phan-hoi-truc-tiep-ve-vu-nga-cap-nhat-hoc-thuyet-hat-nhan-3
Tổng thống Putin

Vào sáng 19/11, Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vùng Bryansk của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo rằng bước đi như vậy sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột và biến NATO thành một bên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao tranh.

Ông Putin cũng ký phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi của Nga có tên “Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”, cho phép đáp trả hạt nhân trong trường hợp Nga bị tấn công.