Đời sống

Những thay đổi quan trọng trong việc làm ăn với Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống

Sau khi Trump đắc cử tổng thống, các chuyên gia và doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt đến những chính sách thuế mới mà ông sẽ thực hiện trong thời gian tới.

1. Thay đổi chính sách thuế đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ

Trước đó, trong quá trình tranh cử trở lại Nhà trắng, ông Donald Trump từng đề xuất đến việc sẽ ban hành những chính sách thuế mới đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia, doanh nghiệp trên thế giới.

Nhung-thay-doi-quan-trong-khi-lam-an-voi-my-sau-khi-ong-donald-trump-dac-cu-tong-thong

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Fred Burke - cố vấn cấp cao Công ty luật Baker McKenzie (Mỹ) tại Việt Nam cho biết, ông Donald Trump nhận được sự ủng hộ lớn không chỉ trong phiếu bầu phổ thông mà còn hệ thống cử tri đoàn.

Điều này giúp ông Donald Trump có thêm lợi thế để thực hiện chính sách áp đặt thuế cao hơn lên các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ cùng loạt đề xuất quan trọng khác.

Nhung-thay-doi-lon-the-gioi-se-phai-doi-mat-sau-khi-ong-donald-trump-dac-cu-tong-thong-thu-47-cua-my-4

Theo ông Fred Burke, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm ra các phương án để tránh bị nhìn nhận như là kênh trung gian cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Nói về điểm sáng trong việc làm ăn giữa Việt Nam - Mỹ, ông Fred Burke cho rằng, những năm qua, nước ta đã duy trì tốt chính sách đối ngoại đa phương và công bằng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Điều này giúp Việt Nam tiếp tục phát triển thị trường Mỹ và tránh gây ra các xung đột thương mại. 

Không chỉ thế, ông Fred Burke còn chỉ ra các vấn đề quan trọng mà Việt Nam cần giải quyết như việc Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, hay hai nước chưa có hiệp định thuế song phương cùng những rào cản khác cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, ông còn khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn về các chính sách định giá khi xuất khẩu. Điều này giúp các doanh nghiệp trong nước tránh kinh doanh những sản phẩm bị áp đặt lệnh trừng phạt và thực hiện đầy đủ quy tắc chống bán phá giá của Mỹ.

Ngoài ra, theo Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, ông Donald Trump rất chú ý đến việc thâm hụt thương mại nên “soi rất kỹ vấn đề xuất xứ hàng hóa”. Vậy nên, việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thương mại để hai bên hiểu nhau hơn là biện pháp giảm rủi ro cho Việt Nam trước chính quyền mới.

2. Chú trọng thương mại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Deborah Elms - trưởng bộ phận chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich cho biết, ông Donald Trump quan tâm đến thương mại nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác.

“Trump xem thuế quan là công cụ giá trị nhất so với các phương pháp khác, và nó có thể giải quyết mọi vấn đề. Ông ấy không quan tâm đến các thiệt hại song song mà công cụ này có thể gây ra và cũng sẽ không dùng đến nếu muốn có một thỏa thuận”, bà Deborah Elms chia sẻ.

Không chỉ thế, bà Deborah Elms còn nhận định rằng ông Trump chủ yếu quan tâm đến việc thể hiện sức mạnh của nước Mỹ và cá nhân ông ấy giành được sự tín nhiệm khi làm vậy.

Nhung-thay-doi-lon-the-gioi-se-phai-doi-mat-sau-khi-ong-donald-trump-dac-cu-tong-thong-thu-47-cua-my-5

“Nếu lần này nhậm chức, ông ấy sẽ có một đội ngũ khác hẳn với trước. Trump nghĩ mình đã không đạt được điều mà ông ấy muốn trong lần nắm quyền lực trước đây, vì đội ngũ khi đó không đủ trung thành và có xu hướng ngăn cản ông. Tuy nhiên, điều đó vào thời điểm này sẽ rất khó xảy ra. Chúng ta phải chờ đợi rằng ông ấy sẽ làm những điều mà ông muốn với rất ít những hạn chế.

Trump chỉ quan tâm đến giao dịch hàng hóa, và đây là vấn đề lớn của ASEAN. Là một khu vực phụ thuộc vào thương mại, Trump và chính quyền của ông sẽ tập trung cao độ về các hiện thực thương mại giữa khu vực và Mỹ.

Thước đo quan trọng để đánh giá thành công thương mại lúc này sẽ là quy mô thương mại song phương (trong đó có thâm hụt hoặc thặng dư). Đây là một vấn đề đối với ASEAN, trong đó có Việt Nam”, theo bà Deborah Elms.