G7 tuyên bố lập trường về xung đột ở Nga sau khi Mỹ xác nhận cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa
Giữa lúc xung đột giữa Ukraine và Nga đang leo thang, Ngoại trưởng G7 đã có có tuyên bố liên quan gây chú ý.
Vào ngày 25/11 (theo giờ địa phương), Pravda cho biết chính quyền Mỹ đã xác nhận việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để đánh sâu vào bên trong lãnh thổ Nga.
Ông John Kirby - Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cho rằng: “Ở thời điểm này, Ukraine có thể dùng tên lửa ATACMS để tự vệ nếu cần thiết. Chúng tôi đã thay đổi hướng dẫn và cho phép họ sử dụng chúng để tấn công các loại mục tiêu cụ thể. Việc này đang diễn ra ở vùng Kursk và các khu vực xung quanh”.
Cùng ngày, trong phiên họp đầu tiên được tổ chức tại Fiuggi, Rome, Italy, các bộ trưởng ngoại giao từ Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ đã có mặt nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza và Li Băng.
Tiếp đến, các Ngoại trưởng có buổi họp với những người đồng cấp đến từ Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar và Tổng thư ký của Liên đoàn Ả Rập.
“Chúng tôi đã yêu cầu sự hiện diện của các đối tác trong khu vực để thúc đẩy đối thoại với các thành viên của G7. Chỉ khi cùng nhau, chúng ta mới có thể tìm ra các giải pháp cụ thể có thể mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực”, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani chia sẻ.
Trước thềm hội nghị G7, ông Mike Herzog - đại sứ Israel tại Mỹ cho biết một thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt giao tranh giữa Israel và Hezbollah tại Lebanon có thể đạt được “trong vòng vài ngày”.
Về phía nhóm 5 nước Arab cũng đã đưa ra thông báo hợp tác với Mỹ để hoàn thiện kế hoạch ngày hậu chiến cho Gaza. Đây được xem là động thái cấp bách trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Trump được dự đoán sẽ theo đuổi chính sách thiên về ủng hộ Israel hơn.
Vào ngày 26/11, diễn ra cuộc thảo luận về xung đột ở Ukraine với sự hiện diện của Ngoại trưởng Andriy Sybiga. Tại đây, các quan chức cùng nhau đưa ra các cách thức để tiếp tục hỗ trợ Kiev.
Suốt thời gian qua, khối G7 luôn cố gắng cung cấp hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trong cuộc giao tranh với Nga. Tuy nhiên, từ khi ông Trump tái đắc cử, các thành viên G7 bày tỏ đặc biệt lo ngại. Bởi lẽ, trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump luôn khẳng định có thể sẽ xóa bỏ lệnh cấp vũ khí cho Ukraine nếu không thể thương lượng hòa bình.
Ông David Lammy - Ngoại trưởng Anh chia sẻ lập trường của G7 về cuộc xung đột ở Ukraine rằng: “Điều quan trọng là khối G7 và tất cả các đồng minh tiếp tục đứng về phía Ukraina cho đến khi cuộc chiến kết thúc”.