Thông tin về đồng tiền đầu tiên của Việt Nam: Ra đời với khát vọng về sự hưng thịnh của đất nước
Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế. Vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.
Sau khi xây dựng chính quyền tập quyền trung ương, "dựng đô mới, đắp thành, đào hào, xây cung điện đặt triều nghi", theo Đại Việt Sử ký toàn thư, vua Đinh Tiên Hoàng đã phát hành tiền đồng với khát vọng về sự hưng thịnh của đất nước, chứng tỏ độc lập sau nghìn năm Bắc thuộc. Đồng tiền dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng được ghi nhận là đồng tiền đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam.
Đồng tiền do vua Đinh Tiên Hoàng phát hành có tên Thái Bình Hưng Bảo, đúc bằng chất liệu đồng bạch, đường kính khoảng 2,2-2,35 cm, dày 1mm, trọng lượng khoảng 2,2g.
Tiền hình tròn, giữa có lỗ hình vuông. Mặt trước có bốn chữ Hán "Thái Bình Hưng Bảo", lối chữ chân, rất nét và dễ đọc, cách đọc kiểu đối nhau (Thái trên - Bình dưới; Hưng bên phải, Bảo bên trái). Mặt sau (lưng) có chữ đinh (丁), có thể trình bày phía trên hoặc dưới lỗ hình vuông.
Hình dáng đồng tiền có thể biểu hiện tư duy cội nguồn về vũ trụ: trời tròn, đất vuông, bắt nguồn từ thuở Vua Hùng dựng nước. Sau lưng đồng tiền có một chữ Đinh. Các nhà nghiên cứu tiền cổ đều thừa nhận, đó là đồng tiền nhà Đinh sản xuất lưu hành, không thể nhầm với bất kỳ đồng tiền nào khác ở trong và ngoài nước.
GS Đỗ Văn Ninh, Viện Khảo cổ học, cũng khẳng định trong cuốn Tiền cổ Việt Nam: “Cho tới nay, mọi người đều thừa nhận rằng đồng tiền đầu tiên trong lịch sử nước ta được đúc dưới thời Đinh Tiên Hoàng (968 - 980)”.
Tiền Thái Bình Hưng Bảo đúc bằng đồng. Tiền tròn, lỗ vuông, có gờ với viền mép và viền ô cả ở mặt tiền lẫn lưng tiền. Chữ đọc chéo từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
Người Nhật có thói quen ăn cơm trắng nhưng ít bị tiểu đường, sự khác biệt trong cách ăn ít ai biết
Mặc dù người Nhật rất yêu thích món cơm trắng nhưng tỉ béo phì và mắc bệnh tiểu đường rất thấp. Lý do liên quan đến sự khác biệt trong cách ăn mà không mấy ai biết.