Đời sống

Loài chim duy nhất trên thế giới dành gần 99% cuộc đời để bay trên không trung

Theo cienceAler, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao chim yến có thể bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thuỵ Điển) đã gắn thiết bị theo dõi vào thân 13 con yến để ghi lại quãng đường bay của chúng trong suốt 2 năm.

Loai-chim-duy-nhat-tren-the-gioi-danh-gan-99-cuoc-doi-de-bay-tren-khong-trung

Trong quá trình nghiên cứu, họ ngỡ ngàng khi nhận thấy 3 con trong số đó không hề hạ cánh trong 10 tháng liền. Chúng chỉ nghỉ trong vòng 2 tháng khi đến mùa sinh sản, sau đó lại tiếp tục sải cánh trên bầu trời. Những chú chim còn lại có thời gian hạ cánh rất ngắn. Chúng mọc lông đuôi và lông cánh mới trong khi bay. 

Loai-chim-duy-nhat-tren-the-gioi-danh-gan-99-cuoc-doi-de-bay-tren-khong-trung-3

“Chuyến bay kéo dài 10 tháng này là quãng thời gian bay lâu nhất từng được ghi nhận ở các loài chim. Theo đó, chúng có thể bay hơn 830 km mỗi ngày, vượt xa ước tính trước đây là khoảng 570 km”,  Anders Hedenstrom cho hay.

Dưới đây là lý do chim yến bay trong nhiều tháng mà không hạ cánh:

Kích thước cánh lớn

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy kích thước đôi cánh của chúng lớn hơn rất nhiều so với cơ thể. Đặc điểm này giúp chim yến tạo ra lực nâng lớn hơn trong khi bay, tốc độ bay đạt hàng trăm km mỗi giờ.

Loai-chim-duy-nhat-tren-the-gioi-danh-gan-99-cuoc-doi-de-bay-tren-khong-trung

Thói quen ăn uống độc đáo

Chúng có thể săn trực tiếp côn trùng trong chuyến bay bằng cách phát hiện ra con mồi và há to miệng đớp lấy. Nhờ đó, chúng có thể liên tục bổ sung năng lượng ngay trên bầu trời mà không cần hạ cánh. 

Thậm chí, loài chim này chỉ cần mở miệng lướt qua mặt nước để uống nước chứ không cần đáp xuống bờ suối hay những nơi có nước như các loài chim khác. 

Loai-chim-duy-nhat-tren-the-gioi-danh-gan-99-cuoc-doi-de-bay-tren-khong-trung

Sinh sản ngay trên không

Loài chim này có thể hoàn thành nhiệm vụ sinh sản ngay trên không. Việc giao phối của chim yến được thực hiện thông qua lỗ huyệt; chúng dễ dàng căn vị trí để ghép đôi khi đang bay. Phương pháp giao phối độc đáo này được gọi là “nụ hôn cloacal”. 

Tag:

chim yến