Đời sống

Làng sở hữu gần 1300 cây thuộc loại gỗ quý nhất Việt Nam: Niên đại hơn 100 năm, chưa từng chặt phá

Làng sở hữu gần 1300 cây thuộc loại gỗ quý nhất Việt Nam: Niên đại hơn 100 năm, chưa từng chặt phá

Khu rừng lim 24,5 ha nằm trên hai thôn Bắc Sơn và Thái Học xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa được trồng từ thời Pháp. Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Cẩm Thủy, khu rừng có niên đại khoảng 100 năm, được coi là rừng lim cổ thụ lớn nhất ở Thanh Hóa. Từ năm 1993, toàn bộ diện tích rừng lim được giao khoán cho 9 hộ dân trông coi, chăm sóc.

Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha
Ảnh: Báo VnExpress

Để đảm bảo rừng lim không bị xâm hại hay chặt phá, hàng tuần, cán bộ kiểm lâm địa bàn sẽ cùng tổ bảo vệ gồm đại diện 9 hộ có rừng và chính quyền địa phương sẽ đi kiểm tra từng khu khoảnh của cánh rừng.

Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-12
Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-14
Ảnh: Báo VnExpress

Tính đến tháng 7/2022, khu rừng có hơn 1.230 cây lim xanh ở Cẩm Tú với đường kính 60 - 150 cm, nhiều cây thân lớn 2 - 3 người ôm không xuể. Do thuộc một trong bốn loại gỗ quý nhất Việt Nam nên lim xanh được định vị từng cây. 

Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-13
Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-15
Ảnh: Báo VnExpress

Được biết, dù nằm ở vị trí tương đối bằng phẳng lại có con đường liên huyện từ Cẩm Thủy lên Bá Thước cắt qua và cách đường Hồ Chí Minh không xa nhưng khu rừng chưa từng bị xâm hại, chặt phá lần nào suốt hàng chục năm qua.

Không chỉ có cây lim, trong rừng còn có nhiều loài gỗ như xoan, lát, sến, táu nhưng số lượng không nhiều do cây lim vươn tán cao, che bóng khiến chúng không thể phát triển vì thiếu ánh sáng.

Thông tin về chi phí hỗ trợ các hộ dân nhận giao khoán rừng, ông Đỗ Xuân Lĩnh (65 tuổi, thôn Bắc Sơn) cho biết, gia đình được chính quyền hỗ trợ 200.000 đồng/ha tiền công. Trước đây, ông có thêm khoản 400.000 đồng/ha của ngành kiểm lâm nhưng hiện chính sách này bị cắt. 

“Số tiền không đáng là bao song chúng tôi giữ rừng vì tình yêu thiên nhiên, cũng là trách nhiệm cho thế hệ mai sau”, ông Lĩnh cho biết.

Hiện rừng lim Cẩm Tú có hàng chục cây chết khô, trơ trụi cành. Dù cây chết, không cơ quan chức năng hay người dân nào được phép chặt hạ. Ngoài số lim cổ thụ, trong rừng Bắc Sơn còn rất nhiều cây con mới mọc do hạt cây trưởng thành rụng xuống. 

Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-18
Lang-so-huu-gan-1300-cay-thuoc-loai-go-quy-nhat-viet-nam-nien-dai-hon-100-nam-chua-tung-chat-pha-19
Ảnh: Báo VnExpress

Lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum fordii, thuộc loại thực vật phân họ Vang Caesalpiniaceae. Ở Việt Nam, lim xanh được xếp nằm trong nhóm gỗ "tứ thiết" quý hiếm (đinh, lim, sến, táu).

 

Hộ dân ở Hà Tĩnh có 300 gốc cây cổ thụ thuộc loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam: Luôn từ chối bán dù được trả giá hàng tỷ đồng

Sau hàng chục năm với biết bao công sức, đến năm 2020, ông đã sở hữu trên 300 gốc cây cổ thụ thuộc loại quý hiếm hàng đầu Việt Nam, có những cây đường kính lên đến 1m. Dù được thương lái trả mức giá rất cao nhưng ông luôn từ chối chặt cây.