Đời sống

Việt Nam trồng nhiều loại quả có công dụng vàng đối với sức khỏe: Giá thành rẻ bất ngờ!

Hỗ trợ ngừa ung thư

Công dụng đầu tiên của cây mướp đắng đó chính là có đặc tính chống ung thư, chiết xuất của loại quả này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách kích hoạt apoptosis. Các axit béo hoạt tính sinh học có trong dầu hạt mướp đắng giúp cản trở sự phát triển của các dòng tế bào ung thư vú và ung thư gan.

Tăng cường hệ miễn dịch và hạ đường huyết

Loại thực phẩm này chứa Momordica anti-human immuno virus protein (MAP30) có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế sự lây nhiễm HIV của tế bào lympho T; đồng thời tăng sản xuất globulin miễn dịch của tế bào B.

Bên cạnh đó, mướp đắng còn chứa nhiều hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe con người giúp chống lại các loại vi khuẩn có hại. Mướp đắng giúm giảm chỉ số đường huyết HbA1c, theo công bố trên tạp chí y khoa Ethnopharmacology.

Thúc đẩy sức khoẻ tim mạch

Mức cholesterol trong cơ thể người cũng được giảm nhờ chiết xuất mướp đắng bằng cách thúc đẩy bài tiết cholesterol thông qua axit mật. Ngoài mướp đắng thì các loại rau củ quả cũng có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch qua việc cung cấp chất xơ, kali và các vitamin chống oxy hóa.

Hỗ trợ giảm cân

Mướp đắng giúp chuyển hóa lipid hiệu quả, theo một số nghiên cứu, mướp đắng có thể làm giảm sự tích tụ chất béo bằng cách điều chỉnh giảm các gen chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào mỡ mới.

Không chỉ thế CNN Health từng đăng tải nghiên cứu cho thấy chiết xuất dầu từ hạt mướp đắng cũng có thể tiêu diệt có chọn lọc các tế bào mỡ (tế bào lưu trữ chất béo) bởi nó chứa các phân tử như triterpenoid glycoside, alkaloid, flavonoid, polyphenol, carotenoid và axit béo ngăn ngừa tình trạng viêm mô mỡ, thường liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

Đối tượng không nên ăn nhiều mướp đắng

Không thể phủ nhận được những lợi ích vàng của mướp đắng đối với sức khỏe con người nhưng vẫn có một số đối tượng không nên ăn loại quả này bao gồm: Người có tỳ vị hư yếu bởi loại quả này có tính lạnh, nếu nhóm người này ăn vào sẽ dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn mửa. Tiếp theo là phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn mướp đắng bởi loại quả này có thể kích thích co bóp tử cung, dễ gây sảy thai cực kỳ nguy hiểm. Và cuối cùng là những người sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, cần chú ý theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn mướp đắng để tránh hạ đường huyết.

Giá mướp đắng trên thị trường hiện tại giao động trong khoảng từ 150.000 - 200.000đ/1kg, có thể thấy đây là mức giá hợp lý đối với một loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

3 con giáp tạm biệt khó khăn, chào đón tiền tài và nhiều cơ hội mới trong cuối tháng 9

Nửa cuối tháng 9, những con giáp dưới đây sẽ nhận nhiều may mắn, tiền vào như nước, liên tục làm ăn phát đạt.