Đời sống

Top 10 ứng dụng độc hại trên điện thoại người dùng cần cảnh giác nếu không muốn bị mất sạch tiền

Top 10 ứng dụng độc hại trên điện thoại người dùng cần cảnh giác nếu không muốn bị mất sạch tiền

Top 10 ứng dụng độc hại được tải xuống nhiều nhất trên điện thoại, người dùng nên xóa ngay nếu không muốn bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng.

- Noizz: Trình chỉnh sửa video có nhạc (100 triệu lượt tải xuống)

- Zapya: File Transfer, Share phiên bản 6.3.3 đến phiên bản 6.4, nhưng đã bị xóa trong phiên bản 6.4.1 (100 triệu lượt tải xuống)

- VFly: Trình chỉnh sửa và tạo video (50 triệu lượt tải xuống)

- MVBit: Trình tạo trạng thái video MV (50 triệu lượt tải xuống)

- Biugo: Trình tạo và chỉnh sửa video (50 triệu lượt tải xuống)

- Crazy Drop: (10 triệu lượt tải xuống)

- Cashzine: Kiếm tiền thưởng (10 triệu lượt tải xuống)

- Novel Fizzo: Đọc ngoại tuyến (10 triệu lượt tải xuống)

- CashEM: Nhận phần thưởng (5 triệu lượt tải xuống)

- Tick: Xem để kiếm tiền (5 triệu lượt tải xuống)

Sau khi nhận được báo cáo từ Dr. Web, hầu như các app trên đã bị Google xoá khỏi Play Store, tuy nhiên người dùng lưu ý nếu đã lỡ cài đặt từ trước thì các ứng dụng này vẫn tồn tại trên điện thoại thông minh của bạn, vì vậy chúng ta phải xử lý bằng cách bấm vào phần Settings (Cài đặt) > Apps (ứng dụng) và gỡ bỏ các ứng dụng có trong danh sách.

Những dấu hiệu nhận biết ứng dụng lừa đảo nhanh nhất

Không có trên kho ứng dụng

Một trong những dấu hiệu để người dùng có thể nhận biết app có uy tín hay không đó là xem các ứng dụng đó có tồn tại trên App Store hoặc CH Play. Ví dụ như ứng dụng bị tố lừa đảo là Coolcat sẽ yêu cầu bạn tải file .apk với máy Android, hoặc sử dụng một cấu hình riêng trên iOS để cài đặt ứng dụng lên iPhone.

Trong quá trình thực hiện cài đặt file, điện thoại hoặc thiết bị điện tử của chúng ta có nguy cơ bị dính mã độc hoặc phần mềm gián điệp.

Nạp tiền thủ công

Người dùng cần lưu ý tránh xa những ứng dụng yêu cầu ta phải nạp tiền thủ công để giao dịch hoặc thực hiện nhiệm vụ, điển hình như yêu cầu chuyển khoản đến một số tài khoản cá nhân. Người dùng không nên chuyển tiền qua hình thức này vì bạn có thể sẽ mất số tiền trên, và nếu bị lừa thì việc truy tìm các tài khoản cá nhân trên cũng sẽ gặp khó khăn bởi nhiều trường hợp kẻ gian lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tạo tài khoản mạo danh.

Mô hình đa cấp

Nếu ứng dụng yêu cầu bạn giới thiệu thêm càng nhiều người thì sẽ được nhiều tiền mà không phải làm gì thêm thì hãy cảnh giác với chiêu trò này.

Chỉ cần chọn "lên" hay "xuống"

Giao diện của ứng dụng này cũng khá hao hao với các sàn chứng khoán/tiền điện tử, người dùng chỉ cần cần đưa ra một trong hai lựa chọn "giá tăng" hoặc "giá giảm", kết quả sẽ được công bố sau 30 giây hay vài phút. Trong trường hợp nếu kết quả đúng, người chơi sẽ nhận được tiền sau khi trả phí cho sàn (khoảng 25%), nếu sai sẽ mất toàn bộ.

 

Từ nay tới Tết 2024: Điểm mặt 3 con giáp 'phất' như diều gặp gió, hốt vàng hốt bạc về nhà

Bắt đầu từ tháng 9 cho tới Tết năm 2024, những con giáp này sẽ nhận được nhiều tin vui và đạt được thành quả khó tin trong sự nghiệp.