Đời sống

Khu rừng ở tỉnh nào có gỗ trắc quý đắt hơn cả vàng, cả làng túc trực bảo vệ như ‘báu vật’?

Khu rừng ở tỉnh nào có gỗ trắc quý đắt hơn cả vàng, cả làng túc trực bảo vệ như ‘báu vật’?

Trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, người dân ở khu vực đồi Tchre (làng Alao, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã nhận thấy trên diện tích đất canh tác có xuất hiện nhiều cây gỗ trắc tái sinh từ những gốc cây đã khai thác trước đó.

Khi phát hiện loài cây quý hiếm như báu vật của thiên nhiên ban tặng, dân làng đã tập trung để bảo vệ, chăm sóc giúp hình thành quần thể cây trắc tái sinh xen kẽ trong các rẫy mì, bời lời.

Qua nhiều sự kiện theo thời gian, tưởng chừng rừng gỗ trắc đã biến mất mãi mãi nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, những cây gỗ trắc con mọc trở lại theo những gốc cũ. 

Theo Báo Gia Lai, ông Hngip - Già làng Alao cho biết: “Hàng ngày, tôi đều lên rẫy chăm sóc mì. Trong rẫy mì có gần 500 cây gỗ trắc đường kính khoảng 10 cm nằm xen kẽ đang phát triển tốt. Những rẫy xung quanh cũng có nhiều cây gỗ trắc đường kính lớn hơn tạo thành một quần thể rừng gỗ trắc tự nhiên quý hiếm”.

Còn ông Yôh-Trưởng thôn Alao bày tỏ: “Trước đây, tôi cũng có nghe những người lớn tuổi trong làng kể về rừng trắc trên vùng đất Alao. Những cây lớn lõi to mọc trong vườn nhà nên một số hộ cưa hạ để bán phục vụ nhu cầu cuộc sống của gia đình. 

Vì vậy, số lượng cây trắc cũng giảm dần. Khoảng 10 năm nay, một số rẫy của người dân trong làng có cây gỗ trắc mọc xen kẽ với các loại cây khác nên bà con chủ động chăm sóc, bảo vệ. Đến nay, nhiều hộ gia đình sở hữu cả ngàn cây gỗ trắc, còn hộ ít thì cũng vài chục cây. 

Riêng rẫy của gia đình tôi có hơn 1.000 cây gỗ trắc hiện phát triển tốt. Tôi thường xuyên phát dọn thực bì để giữ rừng trắc này cho con cháu mai sau thụ hưởng”.

Tại khu vực Tây Nguyên, Gia Lai là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất, trong đó quần thể cây rừng quý hiếm không còn nhiều. Điển hình là quần thể rừng gỗ hương tại xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ) đang được người dân chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt.

Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Pang - Ông Đinh Kãi cho hay, phần lớn cây gỗ trắc mọc tự nhiên theo những gốc cũ, người dân sẽ bứng trồng sang khu vực khác nếu thấy số lượng cây con mọc dày khó phát triển.

Vào năm 2022, với mục đích bảo tồn nguồn gen quý hiếm, hơn 1.000 cây giống gỗ trắc được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) hỗ trợ cho người dân trồng phân tán dọc các tuyến đường, đài tưởng niệm và trường học. 

Trong đó người dân xã Lơ Pang tiếp nhận 700 cây giống để trồng và chăm sóc trong nương rẫy và các khu vực của làng Alao. Và tiếp tục trong năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiếp tục hỗ trợ 1.000 cây giống gỗ trắc để người dân trồng.

 

Tỉnh duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp với Lào và Campuchia: Nơi ‘một con gà gáy cả ba nước cùng nghe’

Đây là địa phương duy nhất cả nước tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia với diện tích tự nhiên khoảng 9.676,5 km2.