Đời sống

Tin nóng 10/8: Thân thế vị bác sĩ đặt tên cho các tuyến đường, phổ cổ Hà Nội; Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam

Tin nóng 10/8: Thân thế vị bác sĩ đặt tên cho các tuyến đường, phổ cổ Hà Nội; Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam

Cập nhật tin nóng ngày 10/8: Thân thế vị bác sĩ đặt tên cho hầu hết các tuyến đường, phổ cổ Hà Nội, được Bác Hồ tặng radio; Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam, gắn với loại hoa cao quý người Việt xem như ‘quốc hoa’;…

Thân thế vị bác sĩ đặt tên cho hầu hết các tuyến đường, phổ cổ Hà Nội, được Bác Hồ tặng radio

Bác sĩ Trần Văn Lai (1894 - 1975) được nhớ đến là Thị trưởng người Việt đầu tiên và duy nhất của Hà Nội trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám thành công (từ ngày 20/7/1945). Dù chỉ nắm chức Thị trưởng trong 1 tháng ngắn ngủi, bác sĩ Trần Văn Lai đã để lại dấu ấn đáng kể cho thành phố trong công cuộc đặt tên cho hầu hết các con phố ở Hà Nội.

Trước năm 1945, hầu hết những con phố ở Hà Nội đều mang tên của người Pháp hoặc hầu hết những người Việt có công với chính quyền thực dân. Khi lên nắm quyền, cụ Lai đã tiến hành một cuộc cải cách lớn, đổi tên hàng loạt con phố để khôi phục lại tinh thần dân tộc.

Xem thêm chi tiết tại đây

Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam, gắn với loại hoa cao quý người Việt xem như ‘quốc hoa’

Ở Việt Nam, Nghệ An là tỉnh có đường biên giới dài nhất cả nước với 468,281 km. Tỉnh này tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay. Vậy đâu là tỉnh có đường biên giới ngắn nhất cả nước? Câu trả lời là tỉnh Đồng Tháp.

Số liệu từ Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp cho biết, tỉnh này có đường biên giới dài 50,675 km, giáp với tỉnh Prây Veng của Campuchia với 4 cửa khẩu. Trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà.

Xem thêm chi tiết tại đây

Chồng Trung Quốc của Hằng Du Mục tuyên bố gây phẫn nộ sau khi đánh vợ, CĐM ám ảnh hiện trường

Sáng 10/8, Hằng Du Mục chia sẻ bài viết khá dài kèm hình ảnh xác nhận việc mình bị chồng bạo hành. Trong bài đăng, nữ TikToker viết: “Hôm nay trong lúc cãi vã, Dịch Dương nói với ông ý 1 câu: “Lúc ông đánh mẹ tôi, tôi còn nhỏ và tôi chỉ dám đứng núp sau cánh cửa nhìn ông đánh mẹ không dừng tay”. Ngay lúc đó Hằng thấy việc Hằng im lặng và nhẫn nhịn chịu đựng sự khống chế và đe doạ trong những năm qua là 1 quyết định đúng đắn cho kế hoạch bảo vệ những đứa trẻ được lớn lên bình yên, mặc dù Hằng biết trước chuyện gì sẽ xảy ra và bản thân có thể sẽ phải đánh đổi sự an nguy thế nào.

Lúc này, khi viết những dòng này là lúc Hằng đang khử trùng đợi bác sĩ khâu từng mũi kim trên mặt và khoang miệng mà thấy xót xa vì đọc tin nhắn 2 cậu bé lớn gửi đến hỏi thăm dì liên tục. Nghĩ đến cảnh lúc đó 2 anh em xông vào bảo vệ dì, Dịch Dương biết rõ chỉ lỡ 1 nhịp là dì cũng không còn mà quên thân lao vào khống chế, không quan tâm đến vũ khí trên tay bố nó là gì. Hằng biết ơn nền giáo dục tốt của trường và kỷ luật thép trong quân đội đã tạo ra 1 Dịch Dương dũng cảm”.

Xem thêm chi tiết tại đây

Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội Việt Nam: Thắng 10 trận trong 8 tháng, được Bác ngợi ca liên tục

Bà Nguyễn Thị Chiên, sinh năm 1930 trong một gia đình nghèo khó có 5 anh chị em ở xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). 

Vào năm 1945, nước ta diễn ra nạn đói kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân Việt Nam. Riêng bà Chiên phải trải qua nỗi đau thấu trời khi mất cùng lúc cả cha mẹ lẫn anh em trong nhà.

Sau đó, bà Chiên phải làm đủ việc như mót lúa, đi ở mướn, bế con cho nhà giàu trong làng để kiếm cơm sống qua ngày. Không chỉ thế, bà còn tích cực tham gia hoạt động cách mạng, trở thành trung đội trưởng đội nữ du kích xã Tán Thuật (Kiến Xương, Thái Bình).

Xem thêm chi tiết tại đây