Ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam chính là chùa Dâu, nằm tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; vào thế kỷ thứ 2 SCN thì đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu. Được biết chùa Dâu còn có nhiều tên gọi khác như Pháp Vân Tứ, Duyên Ứng Tự, Cổ Châu Tự, Thiền Định Tự.
Từ năm 187 đến năm 226, chùa Dâu đã được xây dựng và tính tới thời điểm hiện tại ngôi chùa linh thiêng này đã bước sang tuổi thứ 1800. Theo lịch sử, ngôi chùa đặc biệt này đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi đây cũng được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta.
Chùa Dâu là nơi giao thoa của nhiều nền phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và văn hóa Việt Nam, chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 2013.
Giá trị tâm linh, văn hóa của ngôi chùa còn trường tồn theo lịch sử dù trải qua hàng ngàm năm thăng trầm, chùa Dâu đã có những lúc bị hư hỏng và được xây dựng tu sửa nhiều lần. Người dân tôn thời bốn vị thần là thần mây, thần sấm, thần chết, thần mưa trong chùa, những vị thần trong nông nghiệp giúp cho mưa thuận gió hòa khi họ làm việc đồng áng, thuận lợi cho đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, ngoài nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh, khung cảnh yên bình, chùa Dâu còn có 18 pho tượng của các vị la hán được đặt dọc hai dãy hành lang song song tại hậu đường và tiền thất với hình dáng uy nghiêm, màu sắc độc đáo.
Du khách có thể tham gia lễ hội tại chùa Dâu được diễn ra với quy mô lớn và được tổ chức vào những ngày mùng 8 đến mùng 9 của tháng tư âm lịch hàng năm. Được biết, năm ngôi chùa lớn nhất của bà xã tại tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp vân, Pháp Vũ, pháp luật, pháp điện và phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm để thực hiện nghi lễ rước các bà.
Hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam đẹp như tranh vẽ, tuổi đời hơn 200 triệu năm nằm ở tỉnh nào?
Hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam đã và đang nhận được sự yêu mến của đông đảo du khách trong và ngoài nước khi sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên khó tả.