Cây đa lớn nhất Việt Nam có gốc ‘siêu to khổng lồ’ 10 người ôm không hết nằm ở tỉnh nào?
Cây đa có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam đó chính là cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”; Đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn.
Cây đa ở đền Thượng có chiều cao 36m, chu vi rộng 44m có 1-0-2 trên khắp cả nước, cây đa lông với tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), nguồn gốc tại Đông Nam Á và được phân bổ ở các vùng miền của Việt Nam. Chiều cao trung bình của cây đa lông từ 30 - 35m, nhiều thân và rễ phụ, lá đơn của cây mọc cách nhau theo hình trứng hay trái xoan, phiến lá dày, hai mặt có lông màu vàng nâu hay xám bao phủ. Gốc cây đa ở đền Thượng to lớn đến nỗi hàng chục người ôm cũng không hết
Đây cũng là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Lào Cai được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào thời điểm được công nhận là "Cây di sản Việt Nam”, cây đa ở đền Thượng là cây thứ 155 trong cả nước được công nhận danh hiệu này.
Không chỉ là loại cây “che chở” người dân dưới ánh nắng gắt của mặt trời, cây đã cổ thụ còn mang ý nghĩa lớn trong tín ngưỡng của người dân, hiện tại dưới gốc đa vẫn còn ngôi miếu nhỏ có câu đối: "Thụ mộc đa sinh sinh thế thế - Tiên cô hóa hiện hiện linh linh" bởi cây đa được coi là hiện thân của Thánh mẫu thượng ngàn.
Để được công nhận là "Cây di sản Việt Nam" cần có nhiều tiêu chí như cây tự nhiên phải sống trên 200 năm, cây trồng trên 100 năm; những cây khác phải có giá trị đặc biệt về khoa học, lịch sử, văn hóa hoặc mỹ quan, thuộc dòng cây cảnh độc đáo. Và cây đa ở đền Thượng có đủ các tiêu chí trên với dáng vẻ oai phong, hùng vĩ và giá trị cảnh quan, văn hóa và lịch sử.
Sau Lễ Quốc khánh 2/9: 3 con giáp phát tài phát lộc, đường công danh lên như diều gặp gió
Dưới đây là 3 con giáp sẽ gặp vận may sau ngày 2/9 tới, tiền vào như nước, sự nghiệp bất ngờ thăng tiến.