'Siêu quái vật thiên hà' bị kính viễn vọng Hubble của NASA 'tóm gọn' trong lòng bàn tay
Trang SpaceRef vừa đưa tin kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã “bắt” được một con quái vật trong quá trình quan sát cụm thiên hà đặc biệt eMACS J1353.7+4329, nằm cách Trái đất khoảng tám tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Canes Venatici. Tập hợp ít nhất hai cụm thiên hà này đang trong quá trình hợp nhất với nhau để tạo ra một quái vật vũ trụ, một cụm khổng lồ duy nhất hoạt động như một thấu kính hấp dẫn.
Thấu kính hấp dẫn là một ví dụ ấn tượng về thuyết tương đối rộng của Einstein trong thực tế. Một thiên thể như cụm thiên hà đủ lớn để làm biến dạng không thời gian, khiến cho đường đi của ánh sáng xung quanh vật thể bị bẻ cong rõ ràng như thể bị uốn cong bởi một thấu kính khổng lồ.
Thấu kính hấp dẫn cũng có thể phóng đại các vật thể ở xa, cho phép các nhà thiên văn học quan sát các vật thể quá mờ và quá xa để có thể phát hiện được. Nó cũng có thể làm biến dạng hình ảnh của các thiên hà nền, biến chúng thành các vệt sáng. Những gợi ý đầu tiên về hiện tượng thấu kính hấp dẫn đã có thể nhìn thấy trong hình ảnh này dưới dạng các vòng cung sáng trộn lẫn với đám đông các thiên hà trong eMACS J1353.7+4329.
Dữ liệu trong hình ảnh này được rút ra từ một dự án quan sát có tên là Monsters in the Making, dự án này đã sử dụng hai thiết bị của Hubble để quan sát năm cụm thiên hà đặc biệt ở nhiều bước sóng. Những quan sát đa bước sóng này có thể thực hiện được nhờ máy ảnh trường rộng 3 và máy ảnh khảo sát nâng cao của Hubble. Các nhà thiên văn học hy vọng quan sát này sẽ đặt nền móng cho các nghiên cứu trong tương lai về thấu kính hấp dẫn rộng lớn với các kính viễn vọng thế hệ tiếp theo như kính viễn vọng không gian James Webb của NASA/ESA/CSA.
Vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới, con người chật vật để sinh sống nhưng sở hữu thiên nhiên mê hoặc
Nơi đây được mệnh danh là vùng đất thần chết không bao giờ ngủ quên, khiến ai sống ở đây cũng phải cảnh giác.