Mới đây, siêu kính viễn vọng James Webb đang hoạt động trên quỹ đạo trái đất đã chụp được loạt ảnh kinh ngạc về một vật thể ‘tổ tiên’ 13,3 tỉ năm trước. Theo một nhóm nghiên cứu do TS Guido Roberts-Borsani đến từ Trường ĐH California ở Los Angeles (UCLA) dẫn đầu, nhóm đã sử dụng dữ liệu từ máy quang phổ cận hồng ngoại NIRSpec của kính viễn vọng James Webb để tìm ra thiên hà lùn cổ đại JD1.
Bên cạnh đó, tạp chí khoa học Nature từng công bố những hình ảnh này là khi vũ trụ mới chỉ ra đời 480 triệu năm (480 triệu năm sau vụ nổ Big Bang) do kính James Webb ghi nhận. Điều đặc biệt là con người có thể thấy 3 JD1 theo góc nhìn từ Trái đất do hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn", chính vì vậy vật thể có thể bị nhân bản do các vật thể không gian gần hơn đã bẻ cong không - thời gian.
Ngoài ra, so với trái đất thì thiên hà JD1 vẫn là một gã khổng lồ hình thành trong một vũ trụ sơ khai nghèo nàn. Hình ảnh này cũng đã vượt khoảng cách 13,3 tỉ năm ánh sáng đến Trái đất, nó mất hơn 13,3 tỉ năm về mặt thời gian.
GS Tommaso Treu - Đồng tác giả từ UCLA cho biết: "Sự kết hợp giữa James Webb và khả năng phóng đại của thấu kính hấp dẫn là một cuộc cách mạng. Chúng tôi đang viết lại cuốn sách về cách các thiên hà hình thành và phát triển ngay sau vụ nổ Big Bang". Có thể thấy, phát hiện mới này sẽ giúp giới khoa học có thêm thông tin khi tìm hiểu sâu về cách vũ trụ đã tiến hóa và cả sự ra đời của hành tinh chúng ta.
Nam thần Jungkook (BTS) ‘gây bão’ trên TikTok với loạt video triệu view
Nam ca sĩ Jungkook tiếp tục ‘đốt cháy’ mạng xã hội với những buổi livestream mới.