Hàng không - Vũ trụ

Dấu vết hóa học để lộ bằng chứng về những ngôi sao sớm nhất của vũ trụ

Dấu vết hóa học để lộ bằng chứng về những ngôi sao sớm nhất của vũ trụ

Mới đây các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Úc và Nhật Bản đã công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature vào tuần trước về sự tồn tại của các ngôi sao khối lượng lớn trong vũ trụ sơ khai. Zhao Gang - Nhà nghiên cứu từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia, Viện Khoa học Trung Quốc và là một trong những tác giả của nghiên cứu nói với NBC News: “Theo suy đoán trong vũ trụ sơ khai, có những ngôi sao có thể cực kỳ khổng lồ. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra bằng chứng trong nhiều thập kỷ”.

re4-1686826716.jpg
 

Zhao và nhóm của ông đã phát hiện ra cái gọi là các ngôi sao thế hệ thứ nhất, thắp sáng vũ trụ sớm nhất là 100 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang có thể có khối lượng gấp 260 lần khối lượng mặt trời, phù hợp với dự đoán của các nhà thiên văn học.

Các ngôi sao thế hệ thứ nhất có thời gian tồn tại ngắn ngủi, kết thúc bằng các vụ nổ từng phần và chỉ có thể được phát hiện thông qua các dấu hiệu hóa học mà chúng để lại trong thế hệ sao kế tiếp chúng. Những ngôi sao thế hệ đầu tiên đó có thể trở thành ngôi sao mẹ của những ngôi sao thế hệ sau để lại các dấu hiệu hóa học.

re2-1686826715.jpeg
 

Trong khi đó, các ngôi sao thế hệ đầu tiên được tạo thành gần như hoàn toàn từ hydro và heli trong khi các ngôi sao hiện tại chứa nhiều nguyên tố kim loại hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những ngôi sao không có nhiều nguyên tố kim loại. Các nhà nghiên cứu hiện tập trung vào một ngôi sao có tên LAMOST J1010+2358, ngôi sao này có các đặc tính hóa học đặc biệt. Sau khi các nhà nghiên cứu khớp phổ hóa học của nó với các mô hình lý thuyết, họ đã xác nhận rằng ngôi sao mẹ của LAMOST J1010+2358, ngôi sao thế hệ đầu tiên, có khối lượng gấp 260 lần khối lượng mặt trời.

re1-1686826715.jpg
 

Alexander Heger, giáo sư tại trường vật lý và thiên văn học tại Đại học Monash ở Úc, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Ngôi sao thế hệ đầu tiên mà chúng tôi quan sát có khả năng trở thành ngôi sao già nhất từng thấy. Có lẽ nó chỉ sống được 2 triệu rưỡi năm rồi phát nổ”. Heger nói thêm rằng điều quan trọng là phải điều tra các ngôi sao thế hệ đầu tiên bởi vì đây là cách mọi thứ bắt đầu. Ông chia sẻ: “Đó là về việc hiểu nguồn gốc của chúng ta và nguồn gốc của vũ trụ. Cho đến nay, đây là một điểm mù trong hiểu biết của nhân loại về toàn bộ lịch sử của vũ trụ”.

Các phát hiện này dựa trên các quan sát từ hai trong số các kính viễn vọng trên đất liền lớn nhất thế giới là Kính viễn vọng Quang phổ Đa Vật thể Khu vực Bầu trời Lớn (LAMOST) gần Bắc Kinh và Kính viễn vọng Subaru ở Hawaii, được điều hành bởi Đài quan sát Thiên văn Quốc gia của Nhật Bản. Parker cho biết: “LAMOST cực kỳ hiệu quả, thu được quang phổ của vô số ngôi sao. Bạn có thể chụp 4.000 quang phổ của 4.000 vật thể khác nhau cùng một lúc”. Ông cũng cho biết thành công của nhóm nghiên cứu không chỉ là vấn đề khoa học cơ bản mà còn là kết quả của sự hợp tác quốc tế tuyệt vời.

 

Ngọc Trinh diện trang phục xuyên thấu, cắt xẻ hiểm hóc suýt để lộ 'đôi gò bồng đảo' đẫy đà

Bộ ảnh mới đầy táo bạo của Ngọc Trinh khiến dân tình 'nhức mắt' khi cố tình phô bày những điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể.