Giải trí

Điều gì sẽ xảy ra nếu các phi hành gia bị ốm trong không gian ngoài trái đất?

Một trong những môi trường đầy rẫy sự hiểm nguy và ẩn số đó chính là không gian vũ trụ bên ngoài trái đất. Để có thể thực hiện các nhiệm vụ, phi hành gia phải luôn đối mặt với nhiều thử thách hiện hữu, khó lường. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình thì họ phải giữ được tình trạng cơ thể, sức khỏe tốt nhất trong không gian này, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi các vấn đề sức khỏe thường gặp như người ở trái đất.

Môi trường làm việc của các phi hành gia không có áp suất không khí, bức xạ cao, trọng lực thấp, áp suất cao và không gian hạn chế, tất cả đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Khi bị ốm, họ sẽ có những biện pháp để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho mình.

na7-1682419609.jpg
 

Trước khi bay lên không gian, các phi hành gia được học khâu vết thương, nhổ răng, tiêm thuốc và đọc kết quả siêu âm,… trong khóa huấn luyện y tế kéo dài 40 giờ để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Một số loại bệnh mà họ có thể bị mắc như ngất xỉu, nôn mửa, đau đầu, buồn nôn, chán ăn và khó chịu đường tiêu hóa,… Nguyên nhân là do sự căng thẳng, ánh sáng, bức xạ và những thay đổi về trọng lực do môi trường không gian mang lại. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này có thể đe dọa tính mạng và sức khỏe của các phi hành gia.

Để duy trì sức khỏe và sự an toàn của chính mình, các phi hành gia phải trải qua một loạt các cuộc kiểm tra sức khỏe và theo dõi y tế. Điều này bao gồm kiểm tra thể chất thường xuyên, xét nghiệm máu, kiểm tra mật độ xương, kiểm tra thị lực và điện tâm đồ... Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện kịp thời mọi bất thường trong cơ thể và điều trị.

na4-1682419609.jpg
 

Hầu hết các quốc gia sẽ hình thành nhóm từ ba phi hành gia khi thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian và ít nhất một trong số họ sẽ là nhân viên y tế. Đối với trường hợp khẩn cấp hoặc có phi hành gia trong đoàn bị ốm thì nhân viên y tế sẽ có mặt trên tàu vũ trụ để xử lý và giữ liên lạc với các nhân viên mặt đất để được hỗ trợ y tế từ xa. Không chỉ thế, NASA cũng có quy định các phi hành gia đóng vai trò là nhân viên y tế phải được đào tạo y tế chuyên nghiệp ít nhất 40 giờ. 

na1-1682419609.jpg
 

Ngoài ra, trong trường hợp sức khỏe của phi hành gia trở nên nghiêm trọng và không thể điều trị trên tàu vũ trụ thì toàn bộ hoặc một phần cấu trúc tàu vũ trụ sẽ được sử dụng để quay trở lại Trái đất để họ có thể được đưa trở lại mặt đất và điều trị.

Điều đáng chú ý, công nghệ do con người tạo nên càng ngày càng phát triển nên điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho các phi hành gia thông qua Internet. Các phi hành gia cũng phải trang bị đủ thuốc cấp cứu và bộ dụng cụ điều trị để họ tự điều trị và bảo vệ cơ thể mà không cần đến bác sĩ, những loại thuốc khẩn cấp này bao gồm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc dị ứng. Họ sẽ được khám sức khỏe định kỳ, theo dõi y tế, điều trị y tế từ xa, thuốc cấp cứu, sơ cứu và sơ tán trong tình huống khẩn cấp,...

na3-1682419609.jpg
 

Hy vọng trong tương lai, các nhà nghiên cứu khoa học, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển và sáng tạo những thiết bị, phương pháp mới để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các phi hành gia khi thực hiện nhiệm vụ khám phá không gian ngoài trái đất.

 

Ngọc Trinh đu trend ‘Flower’ của Jisoo (BLACKPINK), biến hình xinh đẹp khiến dân tình u mê

Màn biến hình của Ngọc Trinh cùng điệu nhảy đình đám của Jisoo nhận được ‘cơn mưa’ lời khen của CĐM.