Giải trí

Nữ sinh lớp 8 chọn kết thúc cuộc sống sau khi bị mẹ tịch thu điện thoại

Mới đây, cư dân mạng đang chia sẻ rầm rộ bài viết về trường hợp một nữ sinh đã quyết định chấm dứt cuộc đời mình sau khi bị mẹ tịch thu điện thoại di động. Theo Báo Phụ nữ Pháp luật, TS.BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (BV Nhi Trung ương) chia sẻ, không ít trường hợp đến viện khám tư vấn, thậm chí cấp cứu liên quan tới vấn đề sử dụng điện thoại. Bác sĩ chia sẻ: “Đa số bố mẹ đều muốn tốt cho con nên ngăn cấm con sử dụng điện thoại, nhưng phương pháp thực hiện lại chưa phù hợp khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và thực hiện hành vi gây hậu quả đáng tiếc”.

si5-1680359866.jpeg
 

Tại khoa Sức khỏe vị thành niên, các bác sĩ cho biết họ từng cấp cứu cho một học sinh lớp 8, nguyên nhân nhập viện do dùng thuốc paracetamol liều cao để tự tử. Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhân, khi phát hiện con gái dành thời gian quá nhiều cho việc dùng điện thoại mà không vì mục đích học tập, chủ yếu là nói chuyện với bạn trên mạng xã hội, tham gia các hội nhóm trên mạng,… nên gia đình đã tịch thu thiết bị, trong lần đầu tiên thì nữ sinh đã phản ứng lại chuyện này bằng cách bỏ nhà ra đi.

si3-1680359866.jpg
 

Cho tới lần tiếp theo, mẹ ruột của nữ sinh đã tịch thu điện thoại và tác động vật lí con gái, trong cơn tức giận, nữ sinh đã uống 20 viên thuốc paracetamol và 1 vỉ kháng sinh có sẵn trong nhà. Ngay sau khi phát hiện ra hành động dại dột của con gái, gia đình đã nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhà rửa dạ dày, rồi tiếp tục đưa tới BV Nhi Trung ương điều trị. Tại đây, sau khi ổn định sức khỏe, nữ sinh chia sẻ với bác sĩ: “Do tức và ức chế vì bị mẹ oánh nên cháu mới uống thuốc tự tử”.

si2-1680359866.jpg
 

Bài viết hiện tại đang được nhiều trang fanpage Facebook chia sẻ, bên dưới là các bình luật trái chiều từ cộng đồng mạng, nhiều người cho rằng có thể do thời nay nhiều gia đình cho con cái sử dụng điện thoại từ sớm nên ảnh hưởng gián tiếp tới tâm lý của con, đồng thời cũng có ý kiến do cách xử lý của người mẹ không khéo dẫn tới trường hợp trớ trêu trên: “Theo mình nghĩ do gia đình cho bé điện thoại sớm quá, mình già rồi mà cũng mê huống chi bé. Riêng gia đình mình bé lớn ra điều kiện nếu đậu vào lớp 10 trường chuyên mới mua, còn bé trai lớp 5 cũng không có điện thoại (đưa mục tiêu như chị gái), vì nếu đã có điện thoại mà tịch thu thì cháu dễ bị sốc, thà không cho ngay từ đầu; Trẻ nhỏ bây giờ sướng quá nên tâm lý cũng mong manh. Ngày xưa đi học xong về còn đi làm ruộng phụ giúp gia đình thì lấy đâu ra thời gian mà nghĩ những điều dại dột; Quyết định tự tử là một trong những quyết định tệ nhất con người có thể đưa ra. Tiêu cực quá;…”.

si1-1680359866.jpg
 

Qua trường hợp trên, thay vì cấm đoán thì bậc cha mẹ nên tìm hiểu, nhẹ nhàng khi giáo dục con cái theo phương pháp phù hợp hơn. Có một số cách giúp bố mẹ trở thành người bạn với con, trước hết đó chính là tôn trọng cảm xúc của con, nhiều bậc cha mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt hành động của con bằng suy nghĩ của bản thân, trong trường hợp con khó chịu hay cáu giận vì một điều gì đó, chúng ta có thể lắng nghe tại sao con lại có phản ứng đó, câu chuyện đằng sau là gì. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chủ động học hỏi từ con như việc sử dụng các ứng dụng, thiết bị công nghệ,… để cha mẹ và con cái có nhiều điểm tương đồng hơn và có thêm thời gian trò chuyện thân thiết với con. Không chỉ thế, bậc làm cha làm mẹ cũng nên dành sự tin tưởng cho con để giúp con cái tránh bị áp lực trong suy nghĩ và cảm thấy mình có một chỗ dựa vững chắc.

 

Đàm Vĩnh Hưng nói về danh xưng gây tranh cãi ‘ông hoàng nhạc Việt’, sẵn sàng nhận góp ý và sửa sai

Dòng trạng thái của Đàm Vĩnh Hưng trên trang cá nhân nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả.