Xe máy

Khó khăn bủa vây tỷ phú Trần Bá Dương khi lấn sân sang sản xuất xe máy

Mới đây, tỷ phú Trần Bá Dương đã đã đứng tên đăng ký doanh nghiệp cho công ty TNHH Sản xuất xe mô tô Thaco, tên tiếng Anh là Thaco Motorcycle. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, lắp ráp mô tô, xe máy.

Khó khăn bủa vây tỷ phú Trần Bá Dương khi lấn sân sang sản xuất xe máy

Doanh nghiệp này có số vốn điều lệ 10 tỷ, Thaco nắm 100% vốn và có trụ sở tại KCN Cơ khí và Ô tô Chu Lai Trường Hải.

Mục đích thành lập công ty mới của tỷ phú Dương đã quá rõ ràng, đó chính là sản xuất xe máy nội địa. Tuy nhiên, tham vọng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu xét về tình hình thị trường tại nước ta.

Thứ nhất, thị trường xe máy Việt Nam đang từng bước đi đến ngưỡng bão hòa. Đây là nhận định của Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC). Cũng theo HSC, sản lượng xe máy toàn ngành cũng sẽ không thay đổi trong những năm tới.

Khó khăn bủa vây tỷ phú Trần Bá Dương khi lấn sân sang sản xuất xe máy

Tính đến cuối năm 2019, lượng xe máy tại Việt Nam đã chạm ngưỡng 60 triệu xe. Theo số liệu từ hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, toàn ngành đã bán ra 3,25 triệu xe trong năm 2019, giảm 3,87%.

Đây là năm đầu tiên ngành xe máy có mức suy giảm tăng trưởng. Quý IV năm 2019, doanh số dù vẫn tốt nhưng đã giảm 1,5%.

Do đó, xe máy của tỷ phú Dương chỉ có thể cạnh tranh với các đối thủ sẵn có trong thị trường để có được khách hàng chứ không thể mở rộng thị trường ra được nữa.

Đây là bài toán khó vì ông lớn Honda Việt Nam đang nắm tới 81% thị phần, số lượng sản phẩm cũng đa dạng bậc nhất. Honda có nhiều lựa chọn, từ xe số, xe tay ga, xe tay côn tới xe phân khối lớn. Mức tiêu thụ của hãng này là 2,6 triệu xe trong năm 2019.

Khó khăn bủa vây tỷ phú Trần Bá Dương khi lấn sân sang sản xuất xe máy

4 hãng còn lại là Suzuki, Yamaha, Piaggio và SYM chia sẻ số thị phần ít ỏi còn lại. Đây cũng là những đối thủ mạnh trong thị trường với rất nhiều dòng xe đa dạng, có giá bán phù hợp với từng tập khách hàng.

Nếu không cạnh tranh được với các đối thủ trong phân khúc xe máy truyền thống, tỷ phú Dương có thể chuyển phân khúc xe máy điện. Tuy vậy, mảng này đã có sự xuất hiện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với thương hiệu Vinfast.

Sau một thời gian có mặt trên thị trường, khách hàng đã dần có niềm tin với những chiếc xe máy điện Klara, Impes, Ludo. Tiềm lực đầu tư khủng cộng với việc mua công nghệ từ nước ngoài đã giúp xe máy Vinfast tiến nhanh và xa trong thị trường Việt Nam.

Khó khăn bủa vây tỷ phú Trần Bá Dương khi lấn sân sang sản xuất xe máy

Tính đến hết năm 2019, số đơn đặt hàng mà Vinfast nhận được là 50 nghìn chiếc, số xe đã sản xuất được là 45 nghìn chiếc.

Các hãng xe máy lớn như Honda, Piaggio cũng đã chú trọng hơn trong việc phát triển xe máy điện. Dù vậy, chi phí nghiên cứu lớn khiến cho các hãng này mới chỉ dừng lại ở công tắc thăm dò thị trường mà thôi.

Có thể thấy, quyết định tiến vào thị trường xe máy của tỷ phú Trần Bá Dương tiềm ẩn những rủi ro và khó khăn lớn. Đối thủ nhiều, thị trường bão hòa, công nghệ còn hạn chế là những bài toán cần đến bộ óc kinh doanh phi thường của doanh nhân 60 tuổi này.

 

‘Vua ô tô’ Trần Bá Dương: Từ thợ sửa chữa đến nam tỷ phú chỉ xếp sau ông Phạm Nhật Vượng

(Techz.vn) Ít ai biết được rằng chủ tịch của Công ty ôtô Trường Hải (THACO) – một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam từng là một người thợ sửa chữa ô tô. Vậy làm như thế nào mà ông Trần Bá Dương có thể xây dựng đế chế riêng trong ngành ô tô và trở thành 1 trong những người giàu nhất Việt Nam?