Theo chính sử, thanh là một loại đao thuộc bộ Yển Nguyệt Đao. Cây đao này xuất hiện từ thời nhà Tống, vì trọng lượng nặng nên Thanh Long Yển Nguyệt Đao ít được sử dụng vào việc thực chiến mà chủ yếu dùng để luyện tập sức mạnh cho đôi tay. Vào thời nhà Thanh, Thanh Long Yển Nguyệt Đao còn được dùng để kiểm tra năng lực của những người muốn tham gia vào quân đội.
Việc kiểm tra bao gồm chỉ đơn giản là thực hiện các thao tác yêu cầu khác nhau bằng cách sử dụng vũ khí. Một ứng cử viên phải có thể sử dụng vũ khí có trọng lượng 80, 100 hoặc 120 cân (48, 60 hoặc 72 kg, sử dụng giá trị hiện đại cho 1 jin = khoảng 0.6 kg), với vũ khí ứng với mỗi trọng lượng là điểm cao hơn liên tiếp trong kỳ thi, thông qua đó dẫn đến việc bổ nhiệm làm sĩ quan quân đội của các cấp bậc khác nhau dựa trên cấp lớp. gia vào quân đội.
Trở lại truyện Tam quốc diễn nghĩa, Thanh Long Yển Nguyệt Đao được cho là đã được thợ rèn giỏi nhất thiên hạ thời đó tạo ra. Cây đao này đặc biệt đến mức chỉ có thể rèn vào ngày trăng tròn. Khi Quan Vũ vừa rèn xong đao thì trên trời bỗng nổi một trận mưa máu đúng 1780 giọt. Đây được cho là máu của Thanh Long - tức rồng xanh. Chiếc đao của Quan Vũ được cho là có trọng lượng 82 cân ngày xưa, tức 49,2 kg thời nay. Chiều dài của nó lên tới gần 3 mét.
Nhờ thanh đao quý này mà Quan Vũ đã hạ gục được không biết bao nhiêu võ tướng dũng mãnh đương thời. Thậm chí là khiến cho Chiến Thần Tam Quốc là Lã Bố phải e ngại vài phần. Kể từ đây, hình tượng của Quan Vũ đã gắn liền với Thanh Long Yển Nguyệt Đao, ngựa Xích Thố là trở thành vị võ thánh được nhân dân nhiều nước Đông Á vô cùng tôn thờ và sùng bái.
Tam Quốc: Tại sao mặt Quan Vũ lúc nào cũng đỏ như gà chọi?
(Techz.vn) Trong các tác phẩm chuyển thể Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật Quan Vũ luôn có tạo hình là một ông tướng mặt đỏ, râu dài, tay cầm thanh long yển nguyệt. Vậy trong chính sử thì hình tượng Quan Vũ mặt đỏ phừng phường như vậy có chính xác hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.