Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Trương Phi được miêu tả sử dụng một loại mâu dài, lưỡi uốn lượn như thân rắn, ở đầu lưỡi lại tõe ra làm hai bên như lưỡi con rắn. Trong tiếng Hán, chữ Bát nghĩa là Tám được viết bởi hai nét gần giống với chữ Nhân (Người). Do đó, loại mâu mà ở đầu mũi có hình dạng như vậy thường được gọi là Bát Xà Mâu.
Nhờ hình dạng kỳ quái này mà Bát Xà Mâu tạo nên cảm giác đáng sợ và gây ra sát thương lớn hơn nhiều so với Xà Mâu thường. Loại vũ khí này có thể cắt, móc hoặc đỡ được vũ khí của đối phương nhờ đầu lưỡi nằm ngang đặc biệt. Vì hình dạng cơ bản là Thương nên người sử dụng Bát Xà Mâu có thể linh hoạt chiến đấu. Khi bị dính đón đánh của Bát Xà Mâu, vết thương thường bị rách toác, mở rộng gây mất máu và đau đớn vô cùng.
Tuy nhiên, nhược điểm của Bát Xá Mâu là đầu lưỡi dạng tù chứ không phải dạng nhọn nên người sử dụng Bát Xà Mâu phải cực khỏe mới có thể đâm xuyên được kẻ địch. Tuy nhiên, điểm yếu này nếu so với sức mạnh vô địch của Trương Phi thì không là vấn đề gì quá to tát.
Thời Tam Quốc, Trương Phi cưỡi chiến mã 'Ô Vân Đạp Tuyết", tay cầm Bát Xà Mâu đã xông pha khắp các chiến trường nổi tiếng như dẹp loạn Khăn Vàng, giáp công Lã Bố tại trận Hổ Quan, một mình chặn địch tại cầu Tràng Bản, đại chiến Tào Tháo ở Xích Bích, đánh bại Trương Cáp ở Hán Trung. Kẻ thù cứ nghe thấy tiếng Trương Phi là lại kinh hồn bạt vía vì sợ ăn một nhát đâm đoạt mạng của Bát Xà Mâu.
Về sau, trong truyện Thủy hử có nhân vật Lâm Xung cũng sử dụng Xà Mâu, nhưng đây chỉ là loại Xà Mâu đầu nhọn thông thường. Vì vậy, mỗi khi nhắc đến cái tên Bát Xà Mâu, người ta thường nghĩ ngay tới Trương Phi, người sử dụng thuần thục và hiệu quả vũ khí này nhất.
Tam Quốc: Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ có trọng lượng bao nhiêu cân?
(Techz.vn) Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, ngoài ngựa Xích Thố ra thì Quan Vũ còn gắn liền với hình ảnh cây Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Tương truyền, chỉ có người có sức khỏe vô địch như Quan Vũ mới sử dụng được cây đao này. Vậy thực chất Thanh Long Yển Nguyệt Đao nặng bao nhiêu cân?