Kinh nghiệm cầm lái

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Ngày 6/3 vừa qua, Việt Nam phát hiện ra ca bệnh Covid-19 thứ 17 sau hơn 20 ngày không có trường hợp lây nhiễm mới. Trước đó, bệnh nhân thứ 17 (chị N.H.N., ngụ tại Trúc Bạch, Hà Nội) đã từng tới Italy, Pháp và có triệu chứng bệnh từ 29/2 nhưng không đi khám. Ngày 1/3, N.H.N đã lên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam. Sau khi xác nhận chị N nhiễm Covid-19 vào tối ngày 6/3, các cơ quan y tế nước ta đã ráo riết truy tìm những vị khách cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Tính đến ngày 9/3, Việt Nam đã xác định được có 9 người ngồi cùng khoang thương gia với chị N. mắc Covid-19. 9 ca nhiễm SARS-CoV-2 gồm 4 bệnh nhân ở Quảng Ninh, 2 tại Lào Cai, 2 ở Đà Nẵng và một người ở Huế. Tất cả đều là người nước ngoài.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Đây được coi là một ca lây nhiễm Covid-19 nghiêm trọng nhất trên máy bay kể từ khi dịch bệnh này bùng nổ. Vụ việc này đã khiến nhiều người nhớ lại ca bệnh siêu lây nhiễm bệnh SARS trên máy bay Air China 112 vào năm 2003. Trong đó, chỉ 1 người bệnh đã lây cho 20 người hành khách khác và 2 thành viên tổ bay, 5 người sau đó đã chết. Cũng từ đây mà dịch SARS đã lây lan lên phía Bắc tới tận Nội Mông Cổ và phía Nam tới Thái Lan, hàng trăm người trên thế giới đã gián tiếp nhiễm SARS từ ca siêu lây nhiễm trên máy bay này.

Chuyến bay định mệnh

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2003, chuyến bay 112 của Air China, đã bay từ Hồng Kông trên chuyến bay ba giờ đến Bắc Kinh. Trên máy bay chở 120 người bao gồm 112 hành khách, 6 tiếp viên và 2 phi công. Chuyến bay ngồi đủ khoảng 88% số ghế.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Hành khách siêu lây nhiễm là một người đàn ông 72 tuổi, gọi tắt là LSK, người đã ở Hồng Kông kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2002. Ông này từng đến thăm anh trai bị bệnh của mình tại Bệnh viện Prince of Wales trong khoảng thời gian từ 4 tháng 3 đến 9 tháng 3 năm 2003. Người anh sau đó đã qua đời. Trong thời gian này, có những trường hợp nhiễm SARS ở cùng bệnh viện và người cháu của người đàn ông này đã đến thăm người cha bị bệnh của cô. Cô gái này sau đó cũng đã mắc SARS.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 2003, hai ngày trước khi đi chuyến bay 112, LSK đã có triệu chứng sốt. Ông đã đi khám ​​bác sĩ một ngày trước khi đi máy bay. Người đàn ông cảm thấy không khỏe nhưng vẫn lên máy bay và ngồi ở ghế 14E. Với sáu người mỗi hàng ghế trên máy bay, có 23 hành khách ngồi phía trước, hoặc trong cùng một hàng và 88 hành khách ngồi phía sau hành khách siêu lây nhiễm.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Một công ty kỹ thuật của Đài Loan có bảy nhân viên trên chuyến bay. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2003, họ trở lại Đài Bắc. Ngoài ra, còn có một nhóm 33 khách du lịch và một quan chức của Bộ thương mại Trung Quốc.

Trên chuyến bay 112, LSK đã trở thành nguồn lây nhiễm cho 20 hành khách khác và hai thành viên phi hành đoàn. Hành khách cách ông này bảy hàng ghế cũng bị nhiễm bệnh. Theo báo cáo, tám trong số 23 người ở phía trước hoặc bên cạnh và 10 trong số 88 người ngồi sau LSK đã nhiễm vi-rút. Đây cũng là vụ lây nhiễm SARS trên máy bay lớn nhất từng được ghi nhận.

Khi đến Bắc Kinh, LSK đã đến bệnh viện nhưng không nhập viện. Ngày hôm sau, ông này được các thành viên trong gia đình đưa đến bệnh viện thứ hai, nơi ông được cấp cứu thành công trước khi nhập viện vì nghi ngờ viêm phổi không điển hình. Tuy nhiên, người đàn ông đã không qua khỏi vào ngày 20 tháng 3 năm 2003. Sau khi điều tra, ít nhất 59 người mắc SARS ở Bắc Kinh có nguồn gốc từ LSK, bao gồm ba người trong gia đình của ông và sáu trong số bảy nhân viên y tế từ phòng cấp cứu trong quá trình hồi sức.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Trong vòng tám ngày sau chuyến bay, 65 hành khách đã được liên lạc, trong đó 18 người bắt đầu có triệu chứng. Mười sáu trong số này đã được xác nhận mắc SARS và hai trường hợp còn lại có khả năng cao. Mười ba người trong số đó đến từ Hồng Kông, bốn từ Đài Loan và một từ Singapore. Bốn người khác từ Trung Quốc không được điều tra trực tiếp đã được báo cáo với WHO. Thời gian trung bình để bắt đầu các triệu chứng là bốn ngày. Không ai trong số 22 người này có bất kỳ phơi nhiễm nào khác với SARS ngoài Chuyến bay 112.

Tiếp viên hàng không Meng Chungyun (27 tuổi) về quê nhà Mông Cổ, nơi cô nhiễm bệnh cho mẹ, cha, anh trai, bác sĩ và chồng là Li Ling, người sau đó đã chết. Tiếp viên hàng không Fan Jingling cũng trở về quê nhà Mông Cổ và cả hai trở thành nguồn lây nhiễm cho gần 300 người ở quốc gia này

Nhóm 33 khách du lịch trên chuyến bay có một chuyến tham quan Bắc Kinh kéo dài năm ngày. Sau đó, 3 người ở Bắc Kinh cũng gia nhập nhóm nay. Hai trong số 3 người này đi cùng nhau, người thứ 3 không quen biết 2 người còn lại. Cả 3 người và nhóm 33 hành khách đều không biết nhau kể cả trước và sau chuyến bay 112. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2003, một bệnh viện địa phương đã thông báo cho Bộ Y tế tại Hồng Kông về ba người mắc SARS. Theo dõi liên lạc tiết lộ rằng ba người này là ba người đã tham gia nhóm du lịch Bắc Kinh, 10 người trong nhóm này có biểu hiện bệnh. Xét nghiệm đã xác nhận rằng 13 người này đều bị nhiễm SARS.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Một hành khách trên chuyến bay 112 là một quan chức của Bộ thương mại Trung Quốc. Người đàn ông này phát bệnh ở Bangkok. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2003, ông trở về Bắc Kinh, ngồi cạnh Pekka Aro, một quan chức Phần Lan của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Geneva. Aro đang trên đường tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho một diễn đàn việc làm Trung Quốc. Aro bị ốm vào ngày 28 tháng 3 và được đưa vào bệnh viện vào ngày 2 tháng Tư. Ông là người nước ngoài đầu tiên chết vì SARS ở Trung Quốc. Năm trong số các hành khách từ chuyến bay 112 đã chết vì SARS.

Các cuộc điều tra của WHO về các trường hợp SARS trên 35 chuyến bay khác cho thấy việc lây nhiễm chỉ xảy ra ở bốn hành khách khác. Đáng chú ý là một chuyến bay khác chở bốn người bị SARS chỉ lây nhiễm cho một hành khách. Trong năm tháng đầu tiên lây lan nhanh chóng của SARS, 27 người đã bị nhiễm virus trên một số chuyến bay. Trong đó có tới 22 người bị nhiễm trên chuyến bay 112 của Air China.

Rủi ro nhiễm virus trên những chuyến bay

Từ lâu, các quan chức của WHO đã khuyến cáo rằng những người đi máy bay trong vòng hai hàng cách người bị nhiễm bệnh có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, virus cũng đã được phát hiện có thể tồn tại nhiều ngày trong môi trường, dẫn đến khả năng lây lan khi tiếp xúc với các bề mặt bao gồm tay vịn và bàn ăn.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Vụ siêu lây nhiễm trên chuyến bay 112 là một trong những sự kiện đã góp phần lan truyền virus SARS trên khắp thế giới vào năm 2003. Các vụ siêu lây nhiễm khác là tại Khách sạn Metropole ở Hồng Kong, khu chung cư Amoy Gardens ở Hồng Kông và một phòng cấp cứu ở bệnh viện tại Toronto, Ontario, Canada.

Vụ siêu lây nhiễm này là minh chứng rõ rệt nhất cho việc một người có thể lây bệnh qua du lịch hàng không và là một trong những nguyên nhân  khiến SARS lây ra toàn cầu năm 2003. Tốc độ di chuyển bằng đường hàng không và các tuyến đường đa chiều được thực hiện bởi các hành khách bị ảnh hưởng đã đẩy nhanh sự lây lan của SARS trên toàn thế giới.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Vụ lây nhiễm trên chuyến bay Air China 112 còn nổi tiếng vì sự bất thường. Việc lây nhiễm thường xảy ra tại điểm đến và hiếm khi xảy ra trên chuyến bay. Không khí trong cabin được làm sạch bằng các bộ lọc không khí hạt công suất cao (HEPA), tương tự như cách làm sạch không khí trong phòng mổ. Rủi ro lớn nhất là ngồi cạnh hoặc trong một vài hàng phía trước hoặc phía sau hành khách nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cố vấn y tế của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Claude Thibeault, cảm thấy rằng vụ việc đã bị suy diễn sai lệch: 'mọi người đều tự nhiên mặc định rằng việc lây nhiễm xảy ra trên máy bay. Chúng ta không thể chắc chắn rằng sự lây lan diễn ra trong khoang cabin. Họ có thể đã bị nhiễm bệnh từ trước khi lên máy bay'.

Bệnh nhân thứ 17 và hiểm họa khôn lường từ những khoang máy bay khép kín

Trở lại tình hình chống dịch Covid tại nước ta, tính đến ngày 9/3, Việt Nam có 30 ca nhiễm Covid-19, 16 ca đã hồi phục, 14 ca đang được điều trị tại các trung tâm y tế lớn trên cả nước. Chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam.

 

Bác sĩ từng chữa khỏi Covid-19 bật mí "lá chắn" cuối cùng loại bỏ virus khi đã lỡ tiếp xúc với chúng

(Techz.vn) Sau quá trình nghiên cứu cơ chế vi rút Covid-19 thâm nhập, tấn công cơ thể, bác sỹ TS.BS Lê Quốc Hùng, người trực tiếp điều trị cho 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam đã chỉ ra "lá chắn" cuối cùng để loại trừ Covid-19 khi đã lỡ tiếp xúc với chúng.