Nhiều người thắc mắc trong số những triều đại phong kiến tại Việt Nam thì triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi và ghi nhận số lượng tiến sĩ lớn nhất.
Nhắc đến việc học tập và thi cử trong các triều đại ở nước ta thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam - Văn Miếu Quốc Tử Giám - Di sản văn hóa lâu đời và quý giá của dân tộc Việt Nam. Di tích quốc gia Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội đã thu hút sự chú ý từ đông đảo truyền thông trong nước và quốc tế.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc tại phía Nam của kinh thành Thăng Long, quần thể di tích còn là nơi thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc nước Việt: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Trong số 5 không gian với lối kiến trúc độc đáo, riêng biệt, chắc chắn du khách khi tham quan nơi đây đều ấn tượng bởi 82 tâm bia tiến sĩ từng được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu thế giới”.
Để hiểu rõ về triều đại Việt Nam tổ chức nhiều khoa thi nhất thì có lẽ chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành của Văn Miếu Quốc Tử Giám qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời hiểu thêm về mục đích, đối tượng học tập và thi cử tại địa điểm này.
Văn Miếu Quốc Tử Giám trước đây là nơi đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho mảnh đất hình chữ S. Vào năm 1070, Văn Miếu được xây dựng dưới triều đại của Hoàng đế Lý Thánh Tông. Vào năm 1076, vua Lý Nhân Tông thành lập Quốc Tử Giám là nơi chỉ dành riêng cho con của hoàng đế và các gia đình quan quyền quý.
Cho tới năm 1253, Quốc Tử Giám đổi tên thành Quốc học viện với đối tượng học viên được mở rộng bằng cách thu nhận con của thường dân có sức học tập xuất sắc để học tập tại đây.
Trong thời kỳ vua Trần Minh Tông từ năm 1300 đến năm 1357, người được cử làm chức quan Quốc tử giám tư nghiệp là thầy Chu Văn An có vai trò tương đương với chức vụ hiệu trưởng hiện nay, ông chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho các hoàng tử.
Khoảng thời gian này, Văn Miếu Quốc Tử Giám là trung tâm đào tạo các quan trí thức số 1 của Việt Nam, đồng thời là địa điểm tuyển chọn những nhân tài để phục vụ triều đình.
Do đó đáp án trả lời cho câu hỏi: “Triều đại Việt Nam nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?” đó chính là Giáo dục thời Lê, cụ thể là Hậu Lê. Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi vua, ông đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, với mục đích mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép ai học đều có quyền được dự thi.
Hầu hết mọi người dân đều có thể tới lớp học và thi ngoại trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Vì vậy, trong các triều đại tại Việt Nam thì triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là Triều Lê với 104 khoa thi, cũng là triều đại có nhiều tiến sĩ nhất với 1780 tiến sĩ.
Hiện nay, Di tích quốc gia Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi khen tặng những học sinh xuất sắc, có thành tích tốt trong học tập, đồng thời diễn ra đa dạng các hoạt động dân gian, truyền thống, và hàng năm đón rất nhiều các du khách thập phương lựa chọn đây là điểm đến trong bản đồ du lịch Hà Nội của mình.