Người điều khiển xe máy, xe đạp,… sẽ bị phạt tiền nếu nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt những ngưỡng sau đây.
1. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác
Căn cứ điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Căn cứ điểm e khoản 3 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Căn cứ điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
2. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.
Căn cứ điểm c, khoản 6 và điểm đ, khoàn 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Căn cứ điểm c, khoản 7 và điểm e, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Căn cứ điểm e, khoản 8 và điểm g, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Căn cứ điểm c, khoản 6 và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như sau, người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
Căn cứ điểm b, khoản 7 và điểm đ, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
Căn cứ điểm a, khoản 9 và điểm e, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
4 lời khuyên hàng đầu để uống rượu an toàn
1. Hiểu rõ lượng rượu bạn đang uống và lượng rượu bạn nên uống
Hướng dẫn của Úc khuyến nghị người lớn khỏe mạnh nên uống tối đa 10 ly tiêu chuẩn mỗi tuần và không quá 4 ly tiêu chuẩn trong một ngày.
Một thức uống tiêu chuẩn chứa khoảng 10 gram ethanol (rượu), đây là lượng cơ thể bạn có thể xử lý trong một giờ. Bạn có thể uống được bao nhiêu rượu tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và cảm giác của bạn vào thời điểm đó.
Uống nhiều hơn lượng khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ tai nạn, chấn thương và nôn nao. Thường xuyên uống quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe đang diễn ra. Chúng có thể bao gồm bệnh tim, bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh tâm thần, tổn thương não,…
2. Ăn trước và trong buổi uống rượu
Rượu đi vào máu qua dạ dày và ruột non, nếu dạ dày của bạn trống rỗng khi bạn bắt đầu uống rượu thì rượu sẽ đi vào máu nhanh hơn. Bạn có thể nhanh chóng cảm nhận được tác dụng của đồ uống, khiến việc quản lý việc uống rượu của bạn trở nên khó khăn hơn.
3. Uống chậm hơn với đồ uống không chứa cồn
Lượng cồn trong máu (nồng độ cồn trong máu, hay BAC) ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng của rượu đến bạn. BAC của bạn càng cao thì bạn càng có nhiều nguy cơ bị chấn thương hoặc dùng thuốc quá liều.
Bạn uống càng nhanh thì BAC càng cao vì cơ thể bạn chỉ có thể xử lý một ly tiêu chuẩn mỗi giờ. Để giữ an toàn, hãy uống chậm xuống một ly mỗi giờ. Bạn có thể làm điều này bằng cách uống đồ uống không cồn cũng như đồ uống có cồn, bổ sung nước để làm dịu cơn khát trước khi bắt đầu uống rượu, lựa chọn đồ uống có nồng độ cồn thấp, nhấm nháp thay vì nuốt đồ uống của bạn, đặt ly của bạn xuống khi không uống rượu.
4. Đừng uống rượu rồi lái xe
Không có mức độ cồn an toàn nếu bạn đang lái xe, càng uống nhiều rượu, bạn càng dễ gặp tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông có thể liên quan đến người khác chứ không chỉ riêng bạn. Nếu uống rượu thì bạn cần xác định lên kế hoạch trở về nhà sau buổi liên hoan như sử dụng phương tiện giao thông công cộng, taxi, xe ôm,…
*Thông tin trên chỉ là tham khảo.