'Vén màn' tiểu hành tinh hành tinh nguy hiểm nhất chưa từng có trong lịch sử Trái đất
Nếu tiểu hành tinh này là thật thì nó sẽ có nguy cơ tấn công chúng ta vào năm 2028.
Cách đây không lâu, đội ngũ đằng sau Đài quan sát chi nhánh Northolt, những người đã chịu trách nhiệm trong nhiều năm về việc phát hiện ra nhiều vật thể gần Trái đất thực hiện hàng chục nghìn quan sát, nhóm đã hé lộ câu chuyện về một tiểu hành tinh rất nguy hiểm.
Quay trở lại ngày 10 tháng 4 năm 2020 khi đại dịch tiếp tục lan rộng và nhiều quốc gia đang phải phong tỏa, Đài quan sát chi nhánh Northolt đặt tại London, Anh phát hiện một vật thể di chuyển trên bầu trời. Các quan sát đã được chia sẻ với Trung tâm Hành tinh Nhỏ (MPC).
Vật thể bí ẩn đã được phát hiện trước ngày 10/4 bằng các cuộc khảo sát tự động nhưng không được chú ý. Với dữ liệu này, MPC có thể tính toán quỹ đạo và đưa ra tên gọi chính thức là 2020 GL2.
Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA có một hệ thống tên là Sentry có khả năng tính toán rủi ro va chạm trong tương lai. Nó sử dụng danh mục quan sát mới nhất do đó nếu có sẵn quỹ đạo, Sentry sẽ cho bạn biết tiểu hành tinh này có thể nguy hiểm đến mức nào và 2020 GL2 là một điều vô cùng nguy hiểm, nó sẽ có 1/400.000 cơ hội va vào Trái đất vào năm 2028.
Mặc dù con số đó nghe có vẻ không cao nhưng khung thời gian lại rất ngắn. Có những tiểu hành tinh có rủi ro cao hơn, nhưng chúng ta hiểu rõ quỹ đạo của chúng đến mức rủi ro kéo dài hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là sang thế kỷ tiếp theo. Như vậy, 2020 GL2 dường như là một đối tượng đáng theo dõi.
Tuy nhiên khi quan sát và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, các nhà khoa học nhận ra nó hoàn toàn không phải là một tiểu hành tinh mà là sứ mệnh BepiColombo của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
BepiColombo đã và vẫn đang trên đường đến Sao Thủy, để đến đó với ít nhiên liệu nhất có thể, nó đã sử dụng các chuyến bay ngang qua của hành tinh để giảm tốc độ và thay đổi quỹ đạo.
Vào ngày 10 tháng 4, tàu vũ trụ đã sử dụng Trái đất để làm điều đó khi quan sát được. Đến năm 2028, nó sẽ nghiên cứu chi tiết về Sao Thủy, trước đó Đài quan sát chi nhánh Northolt đã thông báo về việc họ bất ngờ công bố là người phát hiện vật thể mới này.
Sau khi phát hiện ra lỗi, hồ sơ chính thức về chiếc GL2 2020 nguy hiểm đã bị loại bỏ khỏi trang web, hiện chỉ tồn tại trong kho lưu trữ trên internet. Đây không phải là lần đầu tiên tàu vũ trụ vô tình bị cho là vật thể tự nhiên gần Trái đất. Trở lại năm 2020, các nhà khoa học đặt tên cho “mặt trăng nhỏ” nhân tạo có tên là 2020 SO là một mảnh tên lửa quay trở lại hành tinh của chúng ta cho đến năm 2021. Và WE0913A là một mảnh tên lửa của Trung Quốc đã tạo thành một miệng núi lửa kép trên Mặt trăng.
Báo động sai của BepiColombo cho thấy việc để nhiều người quan sát bầu trời là rất quan trọng vì thà phát hiện một tiểu hành tinh nguy hiểm giả còn hơn bỏ sót một tiểu hành tinh thật.
Theo IFL Science.