Khám phá mới

Khu rừng già nhất thế giới gần 400 triệu năm tuổi nhưng hiện chỉ còn trong 'trí tưởng tượng'

Khu vực này có thể từng là khu rừng già nhất thế giới niên đại 386 triệu năm tuổi với hệ thống thực vật phức tạp.

Ở dưới đáy mỏ đá sa thạch ở thị trấn nhỏ Cairo thuộc bang New York, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mạng lưới cây cối mà họ cho rằng có thể đã từng trải rộng khoảng 400 km (250 dặm) với niên đại 386 triệu năm tuổi, khiến nó trở thành khu rừng lâu đời nhất trên thế giới. 

Tiến sĩ Christopher Berry, nhà cổ thực vật học tại Đại học Cardiff chia sẻ với Science vào năm 2019: “Bạn đang đi bộ qua rễ của những cây cổ thụ. Đứng trên bề mặt mỏ đá, chúng ta có thể tái tạo lại khu rừng sống xung quanh mình trong trí tưởng tượng”.

Khu rừng được phát hiện vào năm 2019, khi các nhà nghiên cứu lập bản đồ hơn 3.000 mét vuông (32.000 feet vuông) của khu rừng kỷ Devon ở chân đồi của Dãy núi Catskill ở Thung lũng Hudson. Họ phát hiện ra khu rừng này là nơi sinh sống của hai loại cây gồm thực vật giống dương xỉ sớm được gọi là cladoxylopsids; Archaeopteris là những cây có thân gỗ và lá xanh dẹt mọc ra từ những cành giống như lá. Các nhà khoa học cũng nghĩ rằng họ có thể đã phát hiện ra loài cây thứ ba trong khu vực có thể sinh sản, giống như những loài khác bằng cách sử dụng bào tử thay vì hạt.

Tiến sĩ Berry chia sẻ: “Thật đáng ngạc nhiên khi thấy những loài thực vật trước đây được cho là có môi trường sống loại trừ lẫn nhau cùng nhau phát triển trên vùng đồng bằng Catskill cổ đại”. Rễ của cây Archaeopteris được tìm thấy ở một khu vực có chiều dài hơn 11 mét (36 feet), đây là một số ví dụ đầu tiên về hệ thống rễ phức tạp phát triển khi cây lớn lên với nhiều đoạn phân nhánh. Trước đó, rễ cây không phân nhánh, chết đi và được thay thế khi cây lớn hơn. Khu vực này có thể giống như một khu rừng khá rộng mở với những cây lá kim có kích thước nhỏ đến trung bình và những cây ging như cây dương xỉ mọc thành từng cụm và riêng lẻ có kích thước nhỏ hơn mọc ở giữa. Nhiều hóa thạch cá cũng được tìm thấy tại địa điểm này, khiến nhóm nghiên cứu tin rằng khu rừng rộng lớn một thời có thể đã bị xóa sổ do lũ lụt. 

Khu rừng được cho là lâu đời nhất trước đây là Rừng Gilboa nhưng người ta cho rằng nó trẻ hơn khoảng 2 hoặc 3 triệu năm so với rừng được tìm thấy ở Cairo. 

Sự phát triển của những cây lớn với hệ thống rễ phức tạp hơn đã gây ra một quá trình gọi là “phong hóa”, trong đó carbon dioxide được hút ra khỏi khí quyển và cuối cùng được lưu trữ dưới dạng đá vôi. Với sự sụt giảm nồng độ carbon dioxide, nồng độ oxy có thể tăng lên, dẫn đến các loài động vật và côn trùng lớn hơn tiến hóa trong các khu rừng cổ xưa. 

Theo IFL Science.

Ảnh: Internet.