Phát hiện loài nấm ký sinh trong thực vật hóa thạch bị đóng băng suốt 400 triệu năm
Theo trang Live Science mới đây vừa đưa tin loại nấm gây bệnh lâu đời nhất từng được tìm thấy đã được phát hiện trong bộ sưu tập hóa thạch của bảo tàng. Loại nấm gây bệnh thực vật mới được phát hiện ước tính khoảng 407 triệu năm tuổi, có tên là Potromyces asteroxylicola, đây là một loại nấm dạng sợi - một loại nấm thường liên quan đến nhiễm trùng.
Loại nấm ký sinh được tìm thấy mọc ở một loài thực vật cổ xưa có tên là Asteroxylon mackiei trong một mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London. Loại nấm này được phát hiện đã xuyên qua lớp vỏ ngoài của cây, giết chết tế bào của vật chủ và hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Cây dường như đã phát triển hình vòm để phản ứng với loại nấm đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho biết điều này chỉ ra rằng nó còn sống khi bị nấm tấn công.
Đây là bằng chứng sớm nhất được ghi nhận về nấm ký sinh gây bệnh ở cây trồng. Các nhà nghiên cứu đã mô tả những phát hiện của họ trong một nghiên cứu mới công bố ngày 1 tháng 12 trên tạp chí Nature Communications.
Trong khi phân tích các mẫu thực vật dưới kính hiển vi đồng tiêu để tạo ra hình ảnh 3D, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng một slide tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London có chứa thứ dường như là một loại nấm chưa từng thấy trước đây. Tuy nhiên, vì vẻ ngoài của nấm có thể khác nhau giữa các cá thể nên phải đến khi tìm thấy một mẫu vật khác, nhóm nghiên cứu mới có thể xác nhận đó là một loài mới.
Mẫu vật thứ hai được tìm thấy trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Scotland. Tác giả chính của nghiên cứu Christine Strullu-Derrien, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn, cho biết: "Nghiên cứu nấm hóa thạch không giống như nghiên cứu về khủng long. Khi bạn tìm thấy một con khủng long, một cá thể có thể được mô tả là một loài mới, nhưng đối với nấm, bạn phải tìm thấy nhiều hơn một con để thực sự tự tin rằng mình có thứ gì đó độc đáo. Tôi tìm thấy mẫu vật Potteromyces đầu tiên vào năm 2015, nhưng phải mất nhiều năm tôi mới phát hiện ra một mẫu vật khác để có thể mô tả nó”.
Các mẫu hóa thạch được lưu giữ trong cả hai viện bảo tàng đều được lấy từ Rhynie Chert, một lớp đá chứa thực vật, vi khuẩn và nấm được bảo tồn cũng như các động vật từ Kỷ Devon sớm (419 triệu đến 313 triệu năm trước). Địa điểm này ở Scotland được coi là địa điểm quan trọng trong việc tìm hiểu về sự tiến hóa ban đầu của thực vật và các loại nấm liên quan. Một loạt các tương tác nấm-thực vật được biết là đã diễn ra trong các hệ sinh thái sơ khai trên cạn và bằng chứng mới nhất này tiếp tục mở rộng những gì đã biết về các loài nấm.
Theo Live Science.
Cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 là thời điểm ‘vàng’ của 3 con giáp này: Vận may đến không thể cản
Theo tử vi học, cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 là thời điểm ‘vàng’ của 3 con giáp sau: Tuổi Ngọ, tuổi Mùi và tuổi Hợi. Trong thời gian này, vận khí của họ sẽ rất tốt, mọi chuyện sẽ suôn sẻ, thuận lợi.