Loại lá củ phổ biến ở Việt Nam có tác dụng tăng cường trí nhớ nhưng nhiều người lại cắt bỏ
Củ cải là một trong những loại rau phổ biến cùng giá thành vô cùng hợp lý tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên nhiều người chỉ chọn ăn phần của mà bỏ đi phần lá, trong thành phần của lá củ cải có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người.
Lá củ cải có nhiều chất xơ, sắt, 1 lạng lá có tới 350mg canxi, ngoài ra các công dụng của loại lá này phải kể đến như hỗ trợ tiêu hóa, điều khí, giải đờm, giảm ho, thông phổi và làm dịu cổ họng, tiêu tan máu ứ và giảm sưng tấy, đồng thời giúp tăng cường trí nhớ, thúc đẩy tiêu hóa và miễn dịch, giúp hỗ trợ tình trạng ho, viêm họng, giảm táo bón,....
Mặc dù vậy nhưng có một số nguyên nhân khiến lá củ cải chưa thực sự phổ biến trong bữa ăn của các gia đình.
Thứ nhất, theo khẩu vị của nhiều người thì phần củ sẽ ngon, mọng nước hơn phần lá nên có người thường cho rằng lá và cành chỉ để dưỡng củ, quả.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, phần lá củ cải dễ bị dập nát hơn nên sẽ khá khó bán. Lý do tiếp theo đó chính là phần lá củ cải ở trên mặt đất nên dễ bị sâu tấn công nên lá hay bị sâu, nguy cơ nhiễm thuốc hơn củ cải.
Điều thứ ba là khi bảo quản, lá dễ dập nát còn củ cải thì có thể giữ được lâu hơn nên người ta thường bỏ lá, chỉ ăn phần củ.
Những đối tượng không nên ăn lá củ cải
Chúng ta có thể chế biến lá củ cải thành nhiều món ăn xào, luộc, ép nước, xay sinh tố uống nhưng có một số đối tượng không nên bổ sung loại rau này đó là người gặp vấn đề rối loạn tuyến giáp, bởi trong củ cải có chất gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và tác động đến hoạt động của hormone, ngoài ra những ai đang sử dụng thuốc nitrat cũng cần tránh ăn củ cải trắng và lá củ cải trắng.
Đối tượng thứ hai là người đang sử dụng thuốc làm loãng máu vì lá và củ cải có tác dụng làm đông máu.
*Thông tin trên chỉ là tham khảo.
Loài động vật bé xíu nhưng đầy 'nghị lực': Lớp 'áo giáp' cứng đến nỗi đạn không thể xuyên qua
Mặc dù có kích thước nhỏ nhán nhưng loài vật này lại có những đặc điểm vô cùng phi thường khiến giới khoa học ngạc nhiên.