Đời sống

Người đàn ông phải chịu cái chết đau đớn nhất lịch sử loài người: Sống trong đau đớn, da bị tan chảy, khóc ra cả máu

Đây là người đàn ông phải chịu cái chết đau đớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người kéo dài 83 ngày sau khi các bác sĩ cố gắng cứu sống anh ta.

Một người đàn ông đã phải chịu cái chết đau đớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người, sau khi các bác sĩ giữ nam bệnh nhân sống được 83 ngày. Hisashi Ouchi đã phải chịu những vết thương khủng khiếp do thảm họa hạt nhân năm 1999 tại Nhật Bản gây ra, khiến anh "khóc ra máu" và làn da bị "tan chảy".

Vào tháng 9 năm 1999, Ouchi là người chịu trách nhiệm tinh chế oxit urani tại nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân Tokaimura, nhằm mục đích sản xuất thanh nhiên liệu cho lò phản ứng nghiên cứu. Một ngày làm việc bình thường nhanh chóng trở nên tồi tệ khi những người chứng kiến ​​mô tả về cái chết đau đớn nhất mà người ta có thể tưởng tượng được trên đời này.

Ouchi đã phải chịu đựng cái chết đau đớn nhất.

Ouchi và hai đồng nghiệp đã vô tình kích hoạt quá trình giải phóng bức xạ từ một phản ứng dây chuyền hạt nhân không được kiểm soát, gây ra sự tàn phá không thể tưởng tượng được. Các công nhân đã lên kế hoạch đổ uranium vào một thùng kim loại lớn, và Ouchi đã giúp một đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm này.

Nhưng sau một tính toán sai lầm chết người và có sức tàn phá khủng khiếp, chất lỏng độc hại đã đạt đến điểm tới hạn và Ouchi là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của vụ giải phóng đó. Sau khi bị bỏng, nạn nhân bị chóng mặt và nôn dữ dội, Ouchi không bao giờ lường trước được sự đau đớn sẽ xảy ra tiếp theo.

Nạn nhân tiếp xúc với 17 Sievert (sv) bức xạ có hại - gấp bốn lần mức được coi là gây chết người và nhiều hơn bất kỳ người nào khác từng phải chịu đựng cơn đau của Ouchi ngày càng dữ dội hơn và anh phải vật lộn để thở. Để so sánh, những công nhân bị ảnh hưởng trong vụ nổ Chernobyl năm 1986 chỉ bị phơi nhiễm 0,25 sv.

Ouchi ngay lập tức được đưa đến Bệnh viện Đại học Tokyo, nơi anh được chẩn đoán bị suy giảm nghiêm trọng lượng bạch cầu, cần phải ghép da diện rộng và truyền máu nhiều lần. Các báo cáo địa phương vào thời điểm xảy ra vụ việc ghi nhận rằng anh đã khóc ra máu, tuyệt vọng yêu cầu các bác sĩ ngừng điều trị và chấm dứt đau khổ cho Ouchi.

Thảm họa đã gây chấn động khắp thế giới.

Nhiều người đã truyền tai nhau về lời cầu xin của Ouchi: "Tôi không thể chịu đựng được nữa! Tôi không phải là chuột bạch!". Các tế bào tủy xương của nạn nhân bắt đầu bị phân mảnh và các bác sĩ nhận thấy rằng anh không thể tái tạo bất kỳ tế bào mới nào. Hai tuần sau vụ việc, Ouchi không còn khả năng ăn uống nữa và phải ăn qua đường truyền tĩnh mạch. Bất chấp tất cả những điều này, các bác sĩ đã cố gắng giữ cho Ouchi sống sót, thậm chí còn hồi sức sau cơn suy tim.

Đến ngày thứ 83, cơ thể Ouchi cuối cùng đã suy kiệt và anh qua đời do suy đa cơ quan, sau khi phải chịu đựng nỗi đau không thể tưởng tượng nổi trong gần ba tháng.

Theo Unilad. Ảnh minh họa Internet.