Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh
Titanoboa có tên khoa học Titanoboa cerrejonensis là loài rắn đã tuyệt chủng sống trong Thế Paleocene (66 triệu đến 56 triệu năm trước) được coi là thành viên lớn nhất được biết đến của phân bộ Serpentes, Titanoboa được biết đến từ một số hóa thạch có niên đại từ 58 triệu đến 60 triệu năm trước. Con rắn khổng lồ trở thành loài săn mồi hàng đầu trong khu rừng nhiệt đới Nam Mỹ sau sự tuyệt chủng của khủng long.
Ở miền bắc Colombia trong khu vực Cerrejon, đây là một trong những mỏ hóa thạch phong phú nhất thế giới bên trong một khu mỏ đã tiết lộ xương của loài rắn ngoạn mục này. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hai loài động vật có xương sống được bảo tồn tốt nhất với các loài rắn sống thời hiện đại và tìm ra kích thước gần đúng.
Loài rắn khổng lồ có chiều dài khoảng 12,8 đến 14,3 mét (42-47 feet) và ước tính nặng hơn một tấn, chúng sống trong khu vực rừng rậm và đầm lầy, có khả năng đe dọa tất cả các loài động vật khác xung quanh vào thời điểm đó.
Theo Carlos Jaramillo, nhà cổ sinh vật học tại Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian chia sẻ nói với Tạp chí Smithsonian: “Cerrejon là khu vực tốt nhất và có lẽ là duy nhất về hệ sinh thái nhiệt đới cổ xưa hoàn chỉnh so với ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Những hóa thạch này tiết lộ rằng loài rắn Titanoboa là thành viên của họ Boidae và có thể không có nọc độc. Titanoboa có lẽ không quá khác biệt so với các loài rắn săn mồi thời hiện đại nhưng thay vì sử dụng cơ thể khổng lồ của mình để nghiền nát con mồi đến chết hoặc giết chúng bằng cách làm ngạt thở thì nó sẽ là một kẻ săn mồi phục kích, tiêu thụ con mồi bằng bộ hàm khổng lồ của mình. Những con mồi này có thể là rùa khổng lồ hoặc các loài giống cá sấu vì hóa thạch của chúng cũng được tìm thấy trong mỏ.
Theo IFL Science.
Từ giờ tới cuối tháng 11, 3 con giáp sẽ có nhiều tài lộc, trúng thưởng lớn và tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ
Những con giáp có bản mệnh tốt, công ăn việc làm ổn định và phát triển mạnh trong thời gian tới.