Thế giới

Nga tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí 'chiến nhất' để đáp trả phương Tây nếu bị tấn công

Nga tuyên bố sẵn sàng sử dụng loại vũ khí "chiến nhất" này để đáp trả trong trường hợp bị  phương Tây tấn công, kể cả khi các hành động đó sử dụng vũ khí thông thường.

Hôm qua, ngày 24/4, đài RT đã dẫn lời ông Sergey Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga, cho biết Moskva đang theo dõi sát sao các hoạt động chuẩn bị quân sự của các nước Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, ông cũng đưa ra cảnh báo rằng, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu EU có hành động quân sự chống lại Nga, kể cả trong trường hợp Nga bị tấn công bằng vũ khí thông thường. 

nga-tuyen-bo-san-sang-dung-vu-khi-hat-nhan-dap-tra-phuong-tay-1
Nga tuyên bố sắn sàng dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả nếu phương Tây có hành động tấn công Nga. Ảnh: Tổng hợp

Lời cảnh báo của ông Sergey Shoigu được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là Pháp và Anh đang đề cập tới khả năng triển khai lực lượng tới Ukraine sau một thỏa thuận ngừng bắn. Nắm được "ý đồ" này, Nga đã nhiều lần khẳng định, sẽ coi bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào hoạt động tại Ukraine đều là mục tiêu hợp pháp. 

Đồng thời, cảnh báo nguy cơ sẽ đối đầu trực tiếp với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo đó, ông Shoigu đưa ra lời cảnh báo rằng, các lực lượng được phương Tây đưa tới Ukraine có thể sẽ là động thái "châm ngòi" cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga. Điều này cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh hạt nhân.

nga-tuyen-bo-san-sang-dung-vu-khi-hat-nhan-dap-tra-phuong-tay-2
Các lực lượng được phương Tây đưa tới để hỗ trợ Ukraine sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ảnh" Tổng hợp

Theo học thuyết mới được sửa đổi, Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân khi bị một quốc gia không sở hữu hạt nhân, nhưng được quốc gia có vũ khí hạt nhân hậu thuẫn để thực hiện hành động "tấn công phối hợp". Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần khẳng định rằng vũ khí hạt nhân chỉ được sử dụng như một "biện pháp cuối cùng và bất đắc dĩ". Vũ khí này sử dụng với mục đích nhằm ngăn chặn xung đột leo thang. 

Những ngày gần đây, diễn biến hòa bình liên quan tới xung đột tại Ukraine đang được thúc đẩy với vai trò trung gian của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thế nhưng ngược lại, EU vẫn tích cực viện trợ vũ khí cho Kiev và không ngừng đẩy mạnh lực lượng quân sự thông qua nhiều kế hoạch. Trong đó, lớn nhất là chương trình "Tái vũ trang châu Âu" với trị giá lên tới 800 tỉ euro.