Ngày 23 tháng Chạp hàng năm (cúng Ông Công ông Táo) là phong tục truyền thống của người Việt. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông giữ việc bếp núc.
Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần sẽ cưỡi cá chép lên Thiên Đình báo cáo việc làm của con người trong suốt một năm qua để Ngọc hoàng định đoạt công, tội.
Trong quan niệm người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo là những vị thần định đoạt phước đức, may mắn, cát hung cho gia đình trong năm. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời được coi là ngày vô cùng quan trọng trong thờ cúng.
Ngày Tết ông Công ông táo hàng năm là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 13/12 âm lịch). Năm nay (2023), Cúng ông Công ông Táo rơi vào ngày thứ Bảy, ngày 14/1/2023 dương lịch.
Những ngày đẹp có thể tham khảo để cúng ông Công ông Táo năm 2023:
- Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
- Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Lễ cúng ông Công ông Táo thường có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp và tốt nhất nên tiến hành trước giờ Ngọ (khoảng 11 giờ - 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là thời gian đẹp nhất để các vị thần quy tụ, chuẩn bị về trời. Lễ vật cúng Táo quân truyền thống của nước ta gồm có: 2 mũ Táo ông và 1 mũ Táo bà.
Đặc biệt màu sắc mũ, áo hay hia của ông Công ông Táo sẽ thay đổi theo ngũ hành hàng năm. Những đồ mã này sẽ được đốt sau khi lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Ngoài ra, người dân Việt Nam còn mua cá vàng dâng lên như một lễ vật gửi các vị thần. Sau đó, sẽ thả cá ở các sông, hồ
Lịch nghỉ Tết Quý Mão 2023 của công chức, viên chức, người lao động
(Techz.vn) Chính thức lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023 của cán bố công chức, viên chức và người lao động cả nước.