Giải trí

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không

Trong tập đầu tiên của "siêu phẩm" Tây Du Ký 1986, ắt hẳn không nhiều người để ý một cảnh phim khi Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không kết nghĩa huynh đệ với một nhóm yêu ma do Ngưu Ma Vương cầm đâu. Dù không có nhiều đất diễn trong phim tuy nhiên theo truyền thuyết, nhóm yêu ma này đều sở hữu pháp lực cao cường và vô cùng lợi hại đủ sức làm "kinh thiên động địa" khi liên thủ. Trong dân gian Trung Quốc ngày xưa, 7 yêu quái này thường được gọi là nhóm "Thất Đại Thánh". Vậy 7 yêu ma đó là những ai và có bản lĩnh tới mức nào mà đến cả Phật Tổ Như Lai cũng còn phải dè chừng?

1. Ngu Nhung Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Xét về thực lực, Ngu Nhung Vương được coi là nhân vật thần bí nhất và cũng là lợi hại nhất. Ngay đến các huynh đệ kết nghĩa cũng không nắm rõ được lai lịch và bản lĩnh của ông ta tới đâu. Chỉ biết bản thế của Ngu Nhung Vương là một con khỉ vàng tuy nhiên không phải cùng loài thạch hầu như Tôn Ngộ Không.
Ngu Nhung Vương còn được gọi là Khu Thần Đại Thánh (nghĩa là thần tiên phải tránh né, không dám đụng vào).

2. Ngưu Ma Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Được Ma giới suy tôn là Bình Nguyên Đại Thánh, từng một mình chống lại hàng vạn lính thiên binh thần tướng trong trận Thiên Khiển để bảo vệ vợ và con trai. Điều này khiến cho Ngưu Ma Vương nhận được sự kính nể từ chư tiên và còn thường xuyên được lên dự hội Bàn đào trên Thiên đình. Nhiêu đây đã đủ chứng tỏ tầm vóc và bản lĩnh của Ngưu Ma Vương là "bá đạo" đến mức nào.
Màn so tài với Tôn Ngộ Không trong phiên bản Tây Du Ký 1986 đã nói lên tất cả. Tề Thiên Đại Thánh dù liên thủ với Trư Bát Giới cũng không thể giành chiến thắng, thậm chí là suýt nữa bại trận nếu không có sứ giả của Bồ Tát Quan Âm là Na Tra suất hiện giải nguy.

3. Bằng Ma Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Bằng Ma Vương còn được gọi là Hỗn Thiên Đại Thánh. Ông mang huyết mạch của loài Côn Bằng - một giống thần điêu cùng họ với Phụng Hoàng. Tương truyền, từ thuở trời đất chưa được sinh ra, vạn vận đều ở trong cõi Hỗn mang, sinh vật thống trị lúc bấy giờ là Phụng Hoàng và Kỳ Lân, sau đó mới tới Rồng.
Bằng Ma Vương có tốc độ còn nhanh hơn cả Cân Đẩu Vân - món bảo bối chỉ cần chớp mắt đã đi được mười vạn tám ngàn dặm.

4. Di Hầu Vương (có bản gọi là Mi Hầu Vương)

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Dù cũng thuộc họ thạch hầu tuy nhiên Di Hầu Vương không phải là Lục Nhĩ Di Hầu - kẻ đã giả mạo làm Tôn Ngộ Không như nhiều người nhầm lẫn. 
Di Hầu Vương còn được gọi là Thông Phong Đại Thánh. Chữ "Thông" trong danh xưng của ông là chỉ sự tinh thông, am tường mọi việc trong thiên hạ. Khi giao chiến thường sử dụng hiểu biết về đối phương để chiếm lợi thế.
Chữ "Phong" còn lại chỉ hành tung của Di Hầu Vương, khi ông có thể xuất hiện và biến mất nhanh như một cơn gió, thậm chí còn chẳng cần sử dụng tới Cân Đẩu Vân.

5. Sư Đà Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Từ danh xưng Di Sơn Đại Thánh đã có thể thấy rõ bản lãnh của Sư Đà Vương là di chuyển cả một ngọn núi dễ dàng như trở bàn tay. Một tiếng gầm của ông ta đủ sức làm lung lay cả một vùng trời đất.
Trong tất cả các loài thần thú, chỉ có loài Nghê (một con vật trong truyền thuyết Trung Quốc, lai giữa chó dữ và sư tử) là thông thạo Di Sơn thuật. Bởi vậy dân gian tương truyền Sư Đà Vương là hóa thân từ loài thần thú này.

6. Giao Ma Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Giao Ma Vương tương truyền là con riêng dị tộc của Bắc Hải Long Vương, vì không phải là loài Rồng thuần chủng nên bị Long tộc vứt bỏ. Danh xưng của ông, Phúc Hải Đại Thánh cũng mang hàm ý muốn lật đổ người cha của mình.
Trong cơ thể Giao Ma Vương có Thần long huyết mạch như các thành viên của Long tộc khác. Dù không tinh thuần tuy nhiên vẫn vô cùng lợi hại. Bản lĩnh và danh tiếng của ông luôn thuộc tầng lớp hàng đầu trong giới yêu ma.

7. Mỹ Hầu Vương

Tây Du Ký 1986: Sự thật về 'Thất Đại Thánh' - Hội huynh đệ kết nghĩa 'bá đạo' tam giới của Ngộ Không
Nhân vật chính trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không còn được biết đến với tên gọi Linh Minh Thạch Hầu - con khỉ được sinh ra từ hòn đá của Nữ Oa. Thông thạo Thất thập nhị huyền không (72 phép thần thông biến hóa), có Hỏa nhãn kim tinh nhìn thấu mọi sự ngụy trang, bảo bối Cân Đẩu Vân chỉ cần nhún mình đã bay xa 10 vạn 8 ngàn dặm. Lại thêm vũ khí là Thiết Bảng Như Ý nặng 13.500 cân, vốn là cây Định Hải Thần Châm tương truyền do Bàn Cổ năm xưa dùng để chống trời đất.  
Dù thực lực không phải hàng đầu trong nhóm Thất Đại Thánh tuy nhiên Ngộ Không lại có ưu điểm là bản tính hướng thiện, luôn biết sửa đổi bản thân sau những sai lầm. Trong thời gian phò tá Đường Huyền Trang vượt qua 81 kiếp nạn, Tôn Ngộ Không đã tu thành chính quả để trở về và sau này được Phật Tổ Như Lai phong cho làm Đấu Chiến Thắng Phật, dưới một người trên vạn người trong toàn cõi Tam giới.

 

Triều Tiên chuẩn bị vũ khí hạt nhân để 'chào đón' tân Tổng thống Mỹ Joe Biden?

(Techz.vn) Hai đời Tổng thống Mỹ gần nhất, Triều Tiên đều có màn "chào mừng" bằng việc tên lửa hoặc hạt nhân chỉ vài ngày sau khi họ nhậm chức.