Thiết bị công nghệ

Mỹ soạn thảo các chính sách về “quyền sửa chữa” nhắm vào các hãng công nghệ.

Về cơ bản, quyền sửa chữa là quyền được tự sửa chữa hoặc nhờ bên thứ ba sửa chữa một món đồ thuộc sở hữu hợp pháp mà không phải phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Tổng thống Joe Biden được cho là có kế hoạch ra lệnh cho Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) soạn thảo các chính sách về “quyền sửa chữa” để cho phép người tiêu dùng tự do sửa chữa thiết bị của họ cũng như các trung tâm sửa chữa độc lập. Trích dẫn các nguồn tin thân cận với kế hoạch này, Bloomberg cho biết ông Biden có thể đưa ra một lệnh hành pháp trong những ngày tới.

1528_yjxl
Ông Joe Biden sẽ giúp thúc đẩy 'quyền sửa chữa' tại nước Mỹ

Trong khi FTC vẫn chưa chính thức quyết định những ngành nào sẽ được điều chỉnh bởi chỉ thị mới nhưng người hưởng lợi chính được mong đợi là người nghèo vì nó sẽ cho phép họ sửa chữa thiết bị của mình mà không phải mất chi phí sửa chữa đắt đỏ do các nhà sản xuất cung cấp. Đáng chú ý nhất là smartphone sẽ không được miễn trừ khỏi các quy định mới.

Hiện nay, thị trường smartphone đang có phần bão hòa. Ngay cả thương hiệu hàng đầu là Apple cũng chứng kiến sự sụt giảm doanh số. Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho trình trạng này như sản phẩm thiếu đổi mới, thiết kế không khác biệt và giá bán tăng.

sua-iphone_800x450

Nhưng dù như thế nào, kết quả kinh doanh của Apple, Samsung, Huawei và mọi thương hiệu khác đều phụ thuộc vào chu kỳ nâng cấp điện thoại của người dùng. Đây là lý do họ không coi trọng và từ chối cung cấp quyền sửa chữa cho khách hàng.

Thậm chí, CEO Tim Cook còn công khai thừa nhận rằng việc người dùng giữ thiết bị lâu hơn đã ảnh hưởng đến doanh số của Apple trong một lá thư gửi các nhà đầu tư gần đây.

Động thái của Tổng thống Biden có thể đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm xem xét loại chính sách này. Gần đây nhất, cơ quan giám sát các tác động môi trường của rác thải điện tử You Sow cũng đã đệ trình một nghị quyết thúc giục Microsoft áp dụng chính sách sửa chữa đối với các sản phẩm của mình.