Đời sống

Mỗi gói trà túi lọc nhựa đưa vào bụng người uống 11,6 tỉ hạt vi nhựa

Mỗi gói trà túi lọc nhựa đưa vào bụng người uống 11,6 tỉ hạt vi nhựa
  • Cà phê Phúc Long bị tẩy chay vì màn kịch bảo vệ môi trường đầy giả tạo, lừa dối và xem thường khách hàng
  • BẢO VỆ SỨC KHỎE BẰNG CÔNG NGHỆ AIoT, BẠN CÓ BIẾT?
  • Người giàu khẳng định: Bán sức khỏe và thời gian để lấy tiền, đấy là hành vi của kẻ nghèo khó, chúng tôi có cách khác để tạo ra giá trị nhanh hơn

Cụ thể, họ đã mua 04 loại trà thương mại khác nhau rồi tách riêng phần trà và túi lọc bên ngoài để riêng. Phần túi lọc rỗng được ngâm vào nước nóng 95 độ C giống như tiêu chuẩn thông dụng hay pha trà. 

Kết quả từ thí nghiệm trên giúp họ phát hiện chỉ cần một túi trà nhựa đã giải phóng khoảng 11,6 tỉ hạt vi nhựa (microplastic), cộng thêm khoảng 3,1 tỉ hạt nano nhỏ hơn vào tách nước. Kích thước các hạt này hoàn toàn không thể thấy được bằng mắt thường.

Nhà nghiên cứu Laura Hernandez của nhóm khẳng định  họ đã rất ngạc nhiên trước dữ liệu thu thập được, do mức độ "các hạt vi nhựa được giải phóng từ loại túi trà làm bằng nhựa này cao hơn gấp nhiều lần so với số lượng vi nhựa được báo cáo trước đây trong các loại thực phẩm khác."

Bà nhấn mạnh rằng việc này là cơ hội để người tiêu dùng nâng cao nhận thức rõ hơn về việc mua hàng: "Thật sự là không cần phải đóng gói trà túi lọc bằng nhựa, mà sau cùng sẽ trở thành nhựa sử dụng một lần. Điều đó khiến bạn không chỉ ăn nhựa mà còn là gánh nặng cho môi trường", 

Trên thực tế, các hạt vi nhựa có thể được tìm thấy rộng rãi trong môi trường, trong nước máy và nước uống đóng chai, và cả trong một số loại thực phẩm khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có một nghiên cứu vào chỉ ra các hạt như vậy trong nước uống gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Một nghiên cứu khác về hạt vi nhựa cho biết mỗi tuần con người có thể ăn tới 5gram nhựa theo dạng này, tương đương trọng lượng của 1 thẻ tín dụng. Nhưng WHO vẫn kêu gọi cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, do những phát hiện hiện nay chỉ dựa trên "thông tin hạn chế".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường.