Trung Quốc phóng thành công 'tên lửa đẩy giá rẻ', người giàu nhất thế giới lo ngại
- Quân đội Nga bất ngờ phát hiện mảnh vỡ tên lửa Storm Shadow của Anh sản xuất
- Cây cầu ‘trên mây’ khổng lồ của Trung Quốc: Được dùng tên lửa để xây dựng, vừa đi vừa ngắm mây
- Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk lập kỷ lục tái sử dụng tên lửa
- Hàn Quốc hé lộ sản phẩm công nghệ đỉnh cao phát hiện tín hiệu tên lửa của kẻ địch
Tên lửa Chu Tước 2 của Trung Quốc đã trở thành tên lửa đẩy khí metan đầu tiên trên thế giới bay thành công vào quỹ đạo, đánh dấu một bước đột phá lớn trong công nghệ tên lửa đẩy. Điều này cũng mang đến một đối thủ mới cho SpaceX - công ty thuốc ở hữu của người giàu nhất thế giới - Elon Musk.
Với hiệu suất cao và chi phí vận hành thấp, động cơ chạy bằng khí mê-tan đặc biệt thích hợp cho các tên lửa tái sử dụng, nhưng không dễ để khai thác sức mạnh của chúng. Kể từ tháng 12 năm ngoái, những tên lửa như Chu Tước 2 Y-1, Terran 1 của Relativity Space và Starship của Space Exploration Technology Corporation (SpaceX), đều thất bại trong lần phóng đầu tiên.
Trong bối cảnh đó, sự ra mắt của Chu Tước 2 đánh dấu một thành công khác cho lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc vào năm 2023, sau sự ra mắt của Thần Long 2 chạy bằng chất lỏng của Space Pioneer vào tháng Tư.
Tên mã là "ZQ-2 Y2", tên lửa được phóng vào lúc 9:00 sáng (BJT) thứ Tư từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan ở sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc.
Theo nhà phát triển LandSpace, nhà cung cấp dịch vụ phóng không gian tư nhân của Trung Quốc, thành công của sứ mệnh này đã xác minh các kế hoạch khác nhau của tên lửa và đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tên lửa tái sử dụng trong giai đoạn tiếp theo.
Tên lửa sử dụng khí metan lỏng làm nhiên liệu và oxy lỏng làm chất oxy hóa. Chúng có thể tái sử dụng, không độc hại và mạnh mẽ, đồng thời là trung tâm của các tên lửa có thể tái chế.
Tên lửa đẩy có cấu hình hai tầng, đường kính 3,35 mét, cao 49,5 mét, trọng lượng cất cánh 219 tấn và lực đẩy cất cánh 268 tấn. Đây là chuyến bay thử thứ hai của Chu Tước 2 sau lần thất bại hồi tháng 12 năm ngoái. Nhiệm vụ hiện tại đã thực hiện một số cải tiến và xác minh tính hiệu quả của chúng thông qua mô phỏng, thử nghiệm trên mặt đất và thử nghiệm động cơ.
LandSpace cho biết sau thành công của chuyến bay thử nghiệm, họ sẽ tiếp tục tối ưu hóa tên lửa, tích lũy kinh nghiệm về độ tin cậy và an toàn, đặt nền móng để cung cấp các sản phẩm giá rẻ, hiệu suất cao cho thị trường.
Đập Tam Hiệp 'hái ra tiền' nhờ khai thác nguồn lợi vô tận giống với thủy điện Hòa Bình của Việt Nam
Ngoài giá trị thủy điện thì con đập lớn nhất thế giới do Trung Quốc xây dựng còn kiếm được rất nhiều tiền nhờ khai thác một nguồn lợi khác giống với thủy điện Hòa Bình ở Việt Nam.