Nhịp sống số

Siêu đập lớn gấp 3 đập Tam Hiệp vừa được phê duyệt có thể xây cực nhanh nhờ công nghệ ứng dụng AI

Siêu đập lớn gấp 3 đập Tam Hiệp vừa được phê duyệt có thể xây cực nhanh nhờ công nghệ ứng dụng AI

Dự án siêu đập mới tại Trung Quốc lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp có thể sẽ xây cực nhanh nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ xây dựng mới ứng dụng AI đã được nghiên cứu và triển khai thí điểm.

Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt dự án thủy điện ở hạ lưu Yarlung Zangbo (Nhã Lỗ Tạng Bố Giang) được biết đến như thượng nguồn của sông Brahmaputra - một nhánh lớn của sông Hằng tại Ấn Độ. Công trình này được cho là tham vọng hơn nhiều siêu đập Tam Hiệp.

Theo ước tính của Tổng công ty xây dựng điện Trung Quốc vào năm 2020, con đập sẽ được xây dựng ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo và có thể sản xuất 300 tỷ kWh giờ điện mỗi năm. Con số này sẽ tăng gấp ba lần công suất thiết kế 88,2 tỷ kWh của Đập Tam Hiệp, hiện là đập lớn nhất thế giới, ở miền trung Trung Quốc.

Để thực hiện dự án đầy tham vọng này, từ lâu các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ mới đặc biệt là AI và Robot in 3D vào xây dựng điều này có thể giúp tăng tốc độ xây dựng giảm bớt nguy hiểm cho con người bởi đây là một trong những đoạn sông cực kỳ thách thức.

Một đoạn của sông Yarlung Zangbo có độ cao chênh lệch lên tới 2.000 mét trong phạm vi ngắn 50 km có thể mang lại tiềm năng thủy điện cực lớn cũng như những thách thức kỹ thuật và công nghệ cực khó.

Từ năm 2022, các nhà nghiên cứu tại đại học Thanh Hoa Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một con đập cao tới 180m bằng robot, in 3D và trí tuệ nhân tạo. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng không cần sử dụng trực tiếp lao động con người để xây dựng công trình khổng lồ này và nó đã được thử nghiệm ở nhà máy thủy điện Dương Quỳ

Nhà máy thủy điện Dương Quỳ nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc. Nó có đập chính 180 mét đã được xây dựng theo từng phần - sử dụng máy đào, xe tải, máy ủi, máy trải nhựa và máy lu không người lái, tất cả đều được điều khiển bằng AI - trong cùng một quy trình sản xuất bồi đắp được sử dụng trong in 3D. 

Công trình này hiện đã sẵn sàng hoàn thiện và có thể sắp đi vào hoạt động bởi phần đập chính đã hoàn thành từ 31/5. Với dung tích hồ chứa là 1,64 tỷ mét khối, nhà máy này dự kiến ​​sẽ sản xuất hơn 4.7 tỉ kWh điện mỗi năm.

Việc triển khai công nghệ AI và in 3D thành công với Nhà máy thủy điện Dương Quỳ có thể sẽ là cơ sở để đưa công nghệ này lên công trình tham vọng hơn là siêu đập Yarlung Zangbo.

Theo Tân Hoa Xã dự án siêu đập Yarlung Zangbo lớn gấp 3 lần đập Tam Hiệp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đạt mức phát thải carbon tối đa và trung hòa carbon của Trung Quốc, kích thích các ngành công nghiệp liên quan như kỹ thuật và tạo ra việc làm ở Tây Tạng.