Smart Phone - Điện thoại

Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bị tố đứng sau loạt ứng dụng Android độc hại

Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội bị tố đứng sau loạt ứng dụng Android độc hại
  • 25 triệu thiết bị Android nhiễm mã độc nguy hiểm mang tên Agent Smith
  • Xuất hiện ứng dụng FaceApp giả cài mã độc cực kỳ nguy hiểm
  • 250 triệu người dùng windows 10 bị “đe dọa” bởi mã độc nguy hiểm
  • Tin tức công nghệ nổi bật nhất ngày 2/8: 250 triệu người dùng Windows bị nhiễm mã độc cực kỳ nguy hiểm

Đáng chú ý, các cá nhân hoặc nhóm sinh viên này thậm chí không giấu danh tính trong các hoạt động phát triển ứng dụng độc hại này. 

Theo đánh giá của ESET, các ứng dụng này tạm thời chưa có hoạt động đánh cắp tiền hoặc thông tin tài khoản của người dùng, song luôn tìm cách hiển thị các quảng cáo trái phép (trong đó có hiển thị các nội dung lừa đảo), đồng thời đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng mà các ứng dụng này đều không có tác dụng tích cực như quảng cáo khi cài đặt, và cũng tìm cách ẩn vào trong hệ thống để người dùng không thể xoá đi.

Bên cạnh đó, các ứng dụng này cũng gây ra hiện tượng ngốn pin, dữ liệu data di động khiến thiết bị bị chậm lại.

Các nhà bảo mật của ESET đã tìm ra đây là sinh viên của Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, với nickname trên Facebook là Minigameshouse và sở hữu một kênh Youtube có tên tương tự. Các tài khoản của sinh viên này đều cho biết đang hoạt động tại khu vực Hà Nội.

Sau khi ESET tìm ra 42 ứng dụng trong nhóm có hoạt động xâm hại quyền của người dùng, một nửa trong số đó đã tạm thời ngưng hoạt động, song có 21 ứng dụng vẫn tiếp tục xuất hiện trên Google Play Store.

Trước khi Google có hành động cụ thể để loại bỏ các ứng dụng độc hại trên Play Store, người dùng cần tự cảnh giác để tránh các thiệt hại. Tuy nhiên, điều này cũng thể hiển việc duyệt ứng dụng trên Google Play Store còn rất cẩu thả, không thể đảm bảo quyền lợi cho người dùng Android.

Theo welivesecurity

 

Hãy cẩn thận: nhạc định dạng WAV đã có thể đính kèm mã độc

(Techz.vn) Hai công ty bảo mật lớn là BlackBerry Cylance và Symantec đã cùng công bố phát hiện ra nhiều bản nhạc định dạng WAV che giấu mã độc bên, và nguồn gốc được cho là tới từ Nga.