- Hà Nội cấp tốc gửi công văn về ô nhiễm sau vụ cháy Rạng Đông
- Công ty Rạng Đông chính thức lên tiếng sau vụ cháy nhà máy gây ô nhiêm môi trường
- Cảnh báo: Danh sách các nhà máy trong nội thành Hà Nội có nguy cơ gây ô nhiễm
- Chỉ số chất lượng không khí của AirVisual được lấy từ chính các trạm kiểm soát thuộc chính phủ
Theo định nghĩa chung, máy lọc không khí là loại thiết bị có khả năng lọc bỏ chất gây ô nhiễm từ không khí để cải thiện môi trường bên trong một khu vực như phòng ở. Những thiết bị này thường được khuyến dùng với người bị dễ bị dị ứng và hen xuyễn, song cũng phổ biến trong nỗ lực giảm bớt, loại bỏ tác nhân độc hại từ hút thuốc lá thụ động.
Các loại máy lọc không khí có thể được thiết kế để sử dụng cho một nhóm cá nhân, hoặc được thiết kế dạng lớn đê phục vụ cho một tòa nhà, khu trung tâm trong các ngành y tế, công nghiệp và thương mại.
Theo lịch sự, ý tưởng lọc không khí được bắt nguồn từ sáng chế vào năm 1830 của Charles Anthony Deane cho một thiết bị dạng mũ bảo hiểm bằng đồng kèm theo bộ quần áo. Trang phục này được gắn ống dài sau mũ bảo hiểm để cung cấp không khí sạch. Cho tới năm 1860, John Stenhouse đã có 2 sáng chế về việc sử dụng than gỗ để lọc sạch không khí để tạo ra khái niệm mặt nạ phòng độc đầu tiên. Vài năm sau, John Tyndall đã cải tiến để đưa ra mặt nạ phòng độc cho lính cứu hỏa, và vẫn là một trong số thiết bị quan trọng nhất của ngành nguy hiểm này cho tới ngày nay.
Mãi tới năm 1950, ngành không khí sạch mới có được bộ lọc HEPA vẫn đang sử dụng phổ biến ngày nay, vốn là một phần trong dự án Manhattan của Mỹ để kiểm soát các chất ô nhiễm phóng xạ trong không khí.
Cho tới năm 1963, bộ lọc HEPA bắt đầu được thương mại hóa cho dân chúng sử dụng bởi anh em Manfred và Klaus Hammes ở Đức. Sau này, họ tạo ra Tập đoàn Incen Air, tiền thân của IQAir ngày nay.
Cho tới nay, thay vì việc lọc không khí thụ động, các máy lọc không khí hiện đại có khả năng hút không khí đưa vào màng lọc bên trong để loại bỏ chất độc hại. Và bên cạnh bộ lọc HEPA thì chúng ta cũng có bộ lọc HVAC, cũng nhiều công nghệ khác như khử trùng bằng tia cực tím, ion hóa, công nghệ tế bào bất động, tạo ozone, công nghệ titanium dioxide...
Theo số liệu thống kê, chỉ trong năm 2015 thì người Mỹ đã bỏ ra khoảng 2 tỷ USD để mua các thiết bị lọc không khí. Và với xu hướng ô nhiễm môi trường sống ngày càng gia tăng thì cả người dân ở các nước đang phát triển như Việt Nam cũng đầu tư nhiều vào loại thiết bị này để giữ gìn sức khỏe cho bản thân.