Đời sống

Địa phương độc lạ nhất nước ta từng được gọi là ‘đất Thần Kinh’, người Việt Nam nào cũng biết

Địa phương độc lạ nhất nước ta từng được gọi là ‘đất Thần Kinh’, người Việt Nam nào cũng biết

Cái tên ‘đất Thần Kinh’ thoạt nghe thì kỳ lạ nhưng ẩn chứa phía sau ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vùng đất này rất nổi tiếng, gần như không một người Việt Nam nào không biết.

Ở Việt Nam có nhiều địa phương gắn với cái tên độc lạ, nhưng bạn đã bao giờ nghe đến “đất Thần Kinh”? Đây là một cái tên hoàn toàn có thật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, biệt danh “đất Thần Kinh” từng được sử dụng để gọi Huế, có từ thời nhà Nguyễn. “Thần Kinh” ở đây là từ ghép Hán – Việt. Trong đó, “Kinh” là kinh đô và “Thần” là thần bí.

hue-4
Toàn cảnh Hoàng thành Huế năm 1932 với trục thần đạo chạy dọc theo bức ảnh. Ảnh: Aavh.org

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và lấy niên hiệu là vua Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Cũng kể từ đó, Huế trở thành nơi đóng đô lâu dài của nước ta, kéo dài đến khi nhà Nguyễn chấm dứt. Hiện nay ở Huế vẫn còn lưu giữ rất nhiều dấu tích từ thời phong kiến Việt Nam như các công trình nghệ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng.

hue-1
Bên trong chợ Đông Ba, khoảng năm 1925-1930. Chợ được vua Đồng khánh cho xây dựng năm 1887 trên nền một khu chợ cũ đã bị phá hủy trong chiến tranh. Ảnh tư liệu

Huế trước đây còn có 2 tên gọi phổ biến khác là Thuận Hóa và Phú Xuân. Năm 1300, Chế Mân – vua Chiêm Thành đã dâng hai châu Ô và Lý cho Đại Việt (vùng đất từ Nam Quảng Trị đến Huế ngày nay). Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông đã tiếp quản nơi này, đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa. Thời Hậu Lê, hai châu được hợp nhất thành Thuận Hóa, trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước ta.

Sang thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vùng đất này mang tên Phú Xuân, về sau dần đổi thành Huế. Hiện nay, Huế là một thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích khoảng 265 km2.

hue-2
Chợ Đông Ba nhìn từ máy bay, 1949. Ảnh: AAVH

Huế được gọi là đất cố đô bởi địa phương này còn từng là kinh đô của nhà Tây Sơn, do hoàng đế Nguyễn Huệ lựa chọn sau khi lên ngôi (năm 1788). Khi đang cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở TP Vinh, Nghệ An với ý định dời đô, vua Quang Trung đột ngột qua đời (năm 1792). Kế hoạch đó cũng trở nên dang dở, kinh đô nước ta về sau vẫn được nhà Nguyễn giữ lại ở Huế.

hue-3
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ với tháp Phước Duyên ở vị trí trung tâm, năm 1920. Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về kinh thành Huế thời thuộc địa chụp từ máy bay do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.

Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đã chấp nhận thoái vị. Chiều ngày 30/8, tại Ngọ Môn, Huế, trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào, vua Bảo Đại đã tổ chức lễ thoái vị. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu thời điểm chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam. Huế từ đó cũng chính thức không còn là kinh đô nước ta.

hue-5
Một cánh cổng của Kinh thành Huế. Ảnh: LIFE
hue-6
Cổng Viện Cơ Mật trong Kinh thành. Ảnh: LIFE

Hiện tại, Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO ghi danh là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung