Đời sống

Sự thật chuyện bà Nguyễn Phương Hằng là 'vợ bé' Năm Cam và quá khứ khó tin của nữ CEO Đại Nam

Sự thật chuyện bà Nguyễn Phương Hằng là 'vợ bé' Năm Cam và quá khứ khó tin của nữ CEO Đại Nam

Bà Nguyễn Phương Hằng – CEO Đại Nam từng bị đồn là “vợ bé” của trùm giang hồ Năm Cam. Thực hư chuyện này như thế nào?

Bà Nguyễn Phương Hằng – CEO Công ty CP Đại Nam là cái tên gây chú ý trên mạng xã hội những ngày qua. Sau khi được tha tù trước thời hạn, bà Hằng lập tức lấy lại quyền quản lý ở Đại Nam. Mới đây, nữ doanh nhân này còn hứa hẹn livestream trở lại, đồng thời kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ.

Trên thực tế, bà Hằng vốn là nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam, cả trên thương trường lẫn mạng xã hội. Những ồn ào nhiều năm trước của nữ doanh nhân này từng khiến dư luận “mất ăn mất ngủ”. Ngoài đấu tố với các ngôi sao trong Vbiz, bà Nguyễn Phương Hằng cũng vướng vào không ít lùm xùm. Một trong số đó phải kể đến việc nữ CEO bị gắn tên bên cạnh trùm giang hồ một thời – Năm Cam.

Hồi tháng 5/2021, bà Nguyễn Phương Hằng bị tung tin là “vợ bé” của Năm Cam, từng gắn bó mật thiết với ông trùm này. Bức xúc vì tin đồn thất thiệt, nữ đại gia đã lên tiếng phủ nhận: “Họ đã vu khống, bôi nhọ tôi một cách có hệ thống bằng tờ rơi rải khắp Bình Dương, bằng tin rác trên mạng Internet, bằng truyền khẩu dân gian…, rằng tôi là chị Kim Anh – vợ ông Năm Cam . Họ vẽ tôi như một nhân vật bất hảo, nổi cộm trong giới giang hồ, là người vô đạo đức”.

nguyen-phuong-hang-3

Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên toà phúc thẩm ngày 4/4/2024. Ảnh: TL.

Theo tìm hiểu, người bà Nguyễn Phương Hằng từng “liên quan” không phải Năm Cam mà là Đ.Đ.G. Cụ thể, trước đây tên của bà Hằng là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (SN 26/1/1971), đến năm 2010 mới đổi sang tên như hiện tại. Trong lý lịch tư pháp có nhắc đến việc bà Tuyền từng tố cáo Đ.Đ.G vào hơn 20 năm trước. Đ.Đ.G (SN 1964) là một trong những đại ca khét tiếng của giới giang hồ Việt Nam trước đây. G là đàn em thân tín của Trương Văn Cam (Năm Cam).

Năm 1996, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyên quen biết với G. 1 năm sau, cả hai thuê nhà ở số 21/15A đường Trường Sơn để sinh sống. Năm 1998, bà Tuyền mua lại căn nhà với giá 52 lượng vàng. Toàn bộ quá trình giao dịch, bà Tuyền làm việc với anh H (chủ căn nhà). Tuy nhiên, G sau đó đã nhiều lần đánh bà Tuyền, ép đối phương ghi thêm tên mình trong giấy mua bán.

Khi bà Tuyền về nhà mẹ đẻ ở, giấy tờ căn nhà cũng được gửi cho bà Nương (mẹ bà Tuyền). G đã đến đe dọa, ép bà Nương phải giao toàn bộ giấy tờ cho mình, rồi bắt bà Tuyền viết giấy cam kết không tranh chấp căn nhà.

Được biết, G chỉ tham gia giai đoạn cuối khi mua bán căn nhà. Tức là khi đến hạn thanh toán tiền còn thiếu. Khi đó bà Tuyền không có tiền nên nhờ anh H giới thiệu đến vay tiền của anh C với lãi suất 3%/tháng.

nguyen-phuong-hang-1
Tấm ảnh hiếm hoi mà bà Nguyễn Phương Hằng (khi đó tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền) cùng với ông Đ.Đ.G, người từng chung sống như vợ chồng với bà. Ảnh: Tư liệu

Tại cơ quan điều tra, G ngoan cố không thừa nhận hành vi của mình, đồng thời khẳng định bản thân mới là người bỏ tiền mua nhà, trực tiếp làm việc với anh H, bà Tuyền chỉ đi cùng G giai đoạn cuối (vay tiền anh C để trả cho H).

Tuy nhiên, lời khai của G không giống lời khai của anh H (chủ nhà). Trong khi đó, lời khai của bà Tuyền không phù hợp với lời khai của anh A (người chứng kiến khi bà Tuyền thanh toán tiền cho anh H). Ngoài ra, anh Đ.V.Đ (anh rể G) cho biết, G không có tiền, khi sống như vợ chồng với bà Tuyền, mọi chi phí đều dựa vào bà Tuyền vì bà này có chồng ở nước ngoài gửi về. Cơ quan chức năng cho biết lời khai của anh Đ phù hợp với lời khai của bà Tuyền.

Dựa vào các căn cứ nêu trên, cơ quan điều tra khi đó có đủ cơ sở kết luận bà Nguyễn Thanh Tuyền là người đã mua căn nhà 21/15A ở đường Trường Sơn của anh H. Giai đoạn cuối G mới tham gia việc này, đến nhà anh C vay vàng, ký giấy vay của anh C. Việc G ép bà Tuyền cho mình ký thêm vào giấy mua bán nhà, ép lấy toàn bộ giấy tờ nhà rồi lại bắt viết giấy cam kết không tranh chấp để chiếm đoạt đã cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

nguyen-phuong-hang-2
Bà Nguyễn Phương Hằng ngày trẻ. Ảnh tư liệu

Sau khi G chiếm đoạt được căn nhà, anh C đến đòi vàng đã cho mượn nên G phải trả cho đối phương 5 lượng vàng. Như vậy, thực tế số vàng đã trả cho chủ nhà là 52 lượng (trong đó 7 lượng của anh C). Từ đây xác định giá trị tài sản của bà Tuyền mà G đã chiếm đoạt là 45 lượng vàng. Kết thúc vụ án này, đối tượng Đ.Đ.G phải lĩnh án 7 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài sản”.

Lý lịch của bà Nguyễn Phương Hằng từng liên quan đến Năm Cam