Đời sống

Tiết lộ người phụ nữ từng coi giữ kho vàng ngân khố quốc gia, hiến toàn bộ gia sản cho cách mạng

Bà Trần Thị Hoa, sinh năm 1915 ở làng Kim Liên, Hà Nội là người có những đóng góp to lớn cho cách mạng nước ta. Sinh thời, mọi người vẫn quen gọi tên bà theo tên chồng – Tống Minh Phương. Năm 15 tuổi, bà Hoa theo mẹ sang Côn Minh, Trung Quốc sống. Sau này lấy chồng, bà cùng chồng tham gia “Việt Nam cách mạng giải phóng”, tích cực hoạt động cho tổ chức, quyên góp, gửi tiền về nước. Ở xứ người, bà Hoa mở quán cà phê Tân Nam, vừa che mắt địch, vừa có kinh phí nuôi anh em. Đây cũng là nơi hội họp của Hội “Việt Nam cách mạng giải phóng” và nuôi giấu nhiều cán bộ từ Việt Nam sang.

Giữa năm 1946, gia đình Tống Minh Phương bán toàn bộ gia sản, trở về Hà Nội. Hưởng ứng Tuần Lễ Vàng, họ đã hiến toàn bộ gia sản trị giá 200 lạng vàng cho cách mạng. Ngoài ra, bà Hoa còn dùng 100 cây vàng mua căn nhà ở phố Lò Đúc làm nơi cho các đồng chí bị thương an dưỡng. 100 cây vàng khác bà mua căn biệt thự Tây ở Ngã Tư Sở, sau đặt tên là Biệt thự Cây Liễu.

ba-tong-minh-phuong-2
Bà Tống Minh Phương. Ảnh tư liệu

19/12/1946, ông bà Tống Minh Phương rời nhà lên chiến khu. Bấy giờ bà được đồng chí Nguyễn Lương Bằng giao giữ chức vụ như Thống đốc Ngân hàng, coi giữ toàn bộ số vàng quyên góp được trong Tuần Lễ Vàng. Ở chiến khu nguy hiểm, ngặt nghèo, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Sau này chia sẻ lại với Nhân Dân, bà Hoa cho biết: “Những năm tháng ở chiến khu gian khổ, nỗi khổ lớn nhất của tôi không phải là ăn uống kham khổ, sinh hoạt thiếu thốn mà là không được ở cùng anh chị em cơ quan, cứ một mình ở biệt lập một nơi với kho vàng, buồn vô cùng, khi nào có phiếu của anh Cả thì xuất kho. Mãi đến năm 1948, tôi mới được ở gần mọi người, ăn cùng bếp cơ quan”.

ba-tong-minh-phuong-1
Bà Tống Minh Phương là người coi giữ kho vàng trên chiến khu trước đây. Ảnh: Tiền Phong

Những đóng góp thầm lặng đó của bà Hoa sau này được Nhà nước ghi nhận. Ngày 30/6/1952, bà nhận Huân chương Kháng chiến hạng ba, ghi công: “Ông và bà Tống Minh Phương đã tận tụy với sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời kỳ bí mật, đã cống hiến hết gia tài cho cách mạng". Năm 1996, bà được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Ðộc lập hạng ba.

Năm 1950, bà Hoa thôi làm thủ kho mà chuyển sang công tác khác. Sau đó bà làm công tác ngoại giao với những nước ủng hộ kháng chiến của ta, xin viện trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men suốt từ năm 1952 – 1969.

Năm 2013, báo Tiền Phong đến thăm bà Hoa. Căn nhà bà ở khác với nhiều người tưởng tượng, nó nằm trong khu tập thể ọp ẹp. Hỏi ra mới biết tính bà khiêm nhường, kín đáo, không thích phô trương. Sau năm 1954, vợ chồng bà đi thuê nhà, về sau được nhà nước phân cho nơi này. Nhiều người trong khu tập thể không biết trước đây bà Hoa làm gì, nhưng lấy làm lạ khi có rất nhiều người giữ chức to đến thăm hàng năm.

 

Vị tướng lẫy lừng khai sinh ra đất Sài Gòn, mở mang Lục tỉnh, tên được đặt cho nhiều con đường ở VN

Không chỉ có công xác lập chủ quyền quốc gia trên vùng đất Nam bộ, vị tướng này còn đóng góp lớn trong việc gìn giữ bờ cõi Việt Nam.