Tên người ở Việt Nam xuất hiện từ khi nào? Tiết lộ cái tên được đặt nhiều nhất ở nước ta
Tên người là danh từ dùng để phân biệt người này với người khác, có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đời mỗi cá nhân. Theo “Họ và tên người Việt Nam” của PSG.TS Lê Trung Hoa, tên người Việt Nam được cho rằng xuất hiện từ thế kỷ 2 TCN. Nhưng theo “Nguồn gốc tên họ Việt Nam” của Nguyễn Long Thao, nó lại có từ khoảng đầu Công Nguyên. Càng ngày họ tên của người nước ta càng đa dạng hơn.
Thứ tự đặt tên ở Việt Nam (chủ yếu là người Kinh) giống với người Trung Quốc và người Triều Tiên, sẽ theo thứ tự họ trước tên sau. Trong đó, tên có thể bao gồm tên đệm và tên chính. Không có nguyên tắc nhất định trong việc đặt tên, nhưng tâm lý chung thường chọn tên hay, đẹp, ý nghĩa với mong muốn có được cuộc sống tốt. Ngoài ra, có thể dựa theo giới tính, hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội để đặt tên cho một người.
Trước đây người Việt thường chỉ gọi họ, chỉ có những người thân thiết trong gia đình mới gọi tên nhau. Cách gọi họ gắn với chức vụ, vai vế cũng thể hiện sự lịch sự, trân trọng, quyền uy. Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Cụ Phan… Đến thời Pháp thuộc, người Việt lại có xu hướng gọi tên đơn thay vì gọi họ. Nhưng chúng ta bắt đầu gắn kèm chức vụ, nghề nghiệp, vai vế phía trước họ tên để bày tỏ sự trang trọng. Ví dụ như Tổng giám đốc Hoàng Văn Long, cầu thủ Nguyễn Công Phượng, bác sĩ Trần Thị Phương…
Theo thống kê năm 2021, tên “Huy” là cái tên phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam, chiếm đến 4.9%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 nam giới sẽ có khoảng 5 người mang tên Huy. Trong khi đó, ở nữ giới, tên “Anh” chiếm đa số với 7.91%. Nghĩa là cứ 100 nữ giới sẽ có khoảng 8 người có tên Anh.
Bí ẩn đội quân độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, khiến quân Pháp hoảng sợ bỏ chạy cứu thân
Đội quân đặc biệt này đã khiến cho quân Pháp đảo điên, hoảng sợ một phen. Chúng không tài nào hiểu được vì sao binh lính của mình sau 1 đêm lại lăn ra chết nhiều như vậy.