Đời sống

Nữ doanh nhân đầu tiên của VN: Cháu vị tướng khai quốc công thần, đưa tinh hoa Việt tỏa sáng 5 châu

Nữ doanh nhân đầu tiên của VN: Cháu vị tướng khai quốc công thần, đưa tinh hoa Việt tỏa sáng 5 châu

Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam xuất hiện vào thế kỷ 15. Bà là Bùi Thị Hý (SN 1420), quê ở trang Quang Ánh, châu Nam Sách, nay là thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Cha bà là cụ Bùi Đình Nghĩa, ông nội là cụ Bùi Quốc Hưng, một danh tướng khai quốc công thần của nhà Lê.

bui-thi-hy-1

Bà Hý ngày bé đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học hỏi. Không chỉ thông thạo kinh sử, bà còn thích võ thuật, trượng nghĩa. Tích xưa kể lại, bà Hý từng giành giải nhất một cuộc thi vẽ và được thưởng một con trai. Ngoài ra, người phụ nữ này còn giả trai đi thi. Nhưng đến tam trường thì bà bị phát hiện, may nhờ thân phận là cháu của danh tướng Bùi Quốc Hưng nên mới được tha cho về quê.

Một lần bà Bùi Thị Hý đến dự hội Kiếp Bạc thì gặp ông Đặng Sĩ (đại gia gốm Chu Trang, Chu Đậu). Hai người cảm mến rồi lấy nhau, chung sức sản xuất gốm mỹ nghệ. Sản phẩm của họ không chỉ phục vụ triều đình mà còn xuất khẩu sang Bắc quốc, Nhật quốc, phương Tây.

bui-thi-hy-2

bui-thi-hy-3

bui-thi-hy-4

Sau này, bà Bùi Thị Hý đã tận dụng tài năng hội họa của mình và tạo ra các sản phẩm gốm sự tinh xảo, đưa gốm Chu Đậu lên một tầm cao mới. Sản phẩm của bà Bùi Thị Hý ngày đó được đánh giá không chỉ đơn giản là gốm mà như một món đồ nghệ thuật. Còn người phụ nữ này, không chỉ là nghệ nhân mà chính là một nghệ sĩ đầy sáng tạo.

Trong số các sản phẩm của bà Bùi Thị Hý, có một di vật hiện được xem là bảo vật Quốc gia, được bảo hiểm hàng triệu đô la Mỹ. Nhiều nước cũng lưu giữ hiện vật gốm Chu Đậu, là minh chứng rõ rệt cho việc người Việt đã giao thương với thế giới từ thế kỷ 15. Đáng nói, nhà hàng hải thời đó lại là một người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé như Bùi Thị Hý.

bui-thi-hy-6

bui-thi-hy-5

Ông Đặng Sĩ một lần đi biển gặp hạn mà qua đời. Kể từ đó bà Hý lên thay chồng cai quản cơ ngơi. Bà đứng ra giao thương, chỉ đạo mọi thứ trong việc kinh doanh. Về sau nữ doanh nhân tái giá với ông Đặng Phúc, cũng là một đại gia gốm khác và sống cùng nhau đến cuối đời.

Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời bà Bùi Thị Hý là dù có 2 đời chồng nhưng bà lại không có đứa con nào. Gia tài đồ sộ của bà được dùng để xây chùa, các công trình phúc lợi cho vùng Chu Đậu và quê hương Hải Dương. Ngày nay, làng Chu Đậu vẫn còn giữ tấm bia ghi công bà Bùi Thị Hý bỏ công đức ra xây chùa ở làng này.

bui-thi-hy-7

Sau hàng trăm năm, gốm sứ Chu Đậu nay được xem là báu vật của quốc gia, niềm tự hào của người Việt Nam. Trong các sự kiện quốc tế, ngoại giao quan trọng, Chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp vẫn thường chọn gốm Chu Đậu làm quà tặng.

 

Bất ngờ cuộc sống của Thanh Bùi và cặp con trai song sinh sau gần 1 năm bà xã đại gia bị bắt

Sau khi Trương Huệ Vân bị bắt, Thanh Bùi không còn tham gia các hoạt động showbiz nhiều như trước. Cuộc sống của nam ca sĩ và các con hiện tại như thế nào?