Lý do lăng mộ của Võ Tắc Thiên hơn 1300 năm vẫn bất khả xâm phạm, hóa ra nhờ 1 thứ vật liệu bí ẩn
Lịch sử ghi nhận Võ Tắc Thiên là người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc xưng đế thành công. Nữ hoàng duy nhất của đất nước này có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử, là hiện tượng độc nhất vô nhị và có đủ công lẫn tội.
Cho đến nay, đã hơn 1.300 năm trôi qua nhưng những tranh cãi xoay quanh Võ Tắc Thiên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, bí ẩn về khu lăng mộ của bà và Đường Cao Tông cũng được quan tâm không kém.
Năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời và được đưa vào Càn lăng an táng cùng Đường Cao Tông đúng như nguyện vọng khi còn sống. Bia mộ của nữ hoàng đế này cũng được để trống hoàn toàn, gọi là “Vô tự bia”.
Càn lăng được xây dựng trước đó để chuẩn bị sẵn nơi an nghỉ cho vua Đường Cao Tông. Nó nằm ở núi Lương Sơn, huyện Càn, gần thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi Đường Cao Tông qua đời đã chôn theo 1/3 quốc khó. Hơn 20 năm sau, Võ Tắc Thiên vào đây nằm và cũng chôn theo số báu vật chiếm 1/3 quốc khố.
Có thể nói, với số vàng bạc châu báu đó, Càn lăng chính là địa điểm bị bọn trộm dòm ngó mọi lúc. Cũng như những khu lăng mộ vua chúa khác, nơi đây cũng bị đột nhập. Thế nhưng, đã hơn 1.300 trôi qua và nơi đây vẫn nguyên vẹn, là điểm tham quan, khảo cổ nổi tiếng. Đâu là lý do giúp Càn lăng vững vàng trụ đến bây giờ?
Có tin đồn nơi đây ẩn chứa lời nguyền đáng sợ dành cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông. Nhưng theo nghiên cứu và phân tích từ chuyên gia, lý do đến từ nguyên vật liệu xây dựng.
Càn lăng được xây dựng bằng gạch đá vôi lớn, rắn chắc. Ngoài ra, nó còn được gắn kết và lấp kín kẽ hở bằng thiếc. Thế nên khả năng kết dính giữa các viên gạch là rất chặt chẽ.
Cùng với đó, Càn lăng được xây tại sườn núi. Ngọn núi Lương Sơn như một chiếc áo giáp bảo vệ khu lăng mộ Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông. Bên ngoài đã vậy, bên trong còn 2 bức tường thành cao 5m che chắn lăng mô, củng cố sự chắc chắn.
Khi xây dựng, đội ngũ thiết kế nó còn che giấu nhiều tầng bảo vệ lối vào mà ngày nay chưa tìm ra hết. Giới khoa học Trung Quốc chỉ ra sự tương đồng khó lý giải về cách quy hoạch thành phố Trường An thời nhà Đường với sơ đồ xây dựng Càn lăng.
Người phụ nữ duy nhất trong sử Việt dân tôn là Quan Âm Bồ Tát sống, tên được đặt cho nhiều con đường
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đây là người phụ nữ được xem là quyền lực nhất. Bà không chỉ hai lần buông rèm nhiếp chính, còn có những kế sách đúng đắn nên được nhân dân tôn làm Quan Âm Bồ Tát sống.