Đặc sản độc đáo nhất Hà Nội: Người có tiền chưa chắc mua được, tên gọi cực lạ nghe vài lần mới hiểu
Vùng ven sông Hồng, Hà Nội có một loài côn trùng rất đặc biệt. Nó lạ ngay từ tên gọi: Con vờ vờ. Đa số khi nghe giới thiệu về loài này đều phải hỏi lại 1, 2 lần. Ý nghĩa tên “vờ vờ” được cho là vì nó hay bay vật vờ. Vì thế mà có nơi gọi nó là con vờ, con vật vờ.
Vờ vờ là loài sinh vật thuộc bộ phù du, vòng đời cực ngắn, chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ từ khi lột xác trưởng thành đến khi chết. Loài côn trùng này chỉ sống ở đáy sông và ngoi lên vào sáng sớm để lột xác 2 lần. Lần đầu sẽ thoát ra khỏi trứng rồi bay lên bờ. Lần thứ 2 là lột xác rồi bay lượn khoảng 15 phút. Sau khi lột xác, vờ vờ sẽ bắt đầu đẻ trứng và tiếp tục một vòng đời mới cho thế hệ mới.
Thêm một khoản đặc biệt nữa, vờ vờ chỉ sinh sản vào một thời điểm cố định trong năm. Thường thời gian này rơi vào tháng 2 âm lịch trở đi đến hết tháng 4 âm lịch. Kích thước loài này chỉ bằng chuồn chuồn, nhưng khác biệt ở chỗ thân có màu trắng muốt, cánh mỏng dính, mắt đen to.
Chính vì những đặc điểm trên mà vờ vờ đang ngày càng hiếm, khó bắt. Người dân chuyên bắt vờ vờ tiết lộ, dấu hiệu đến mùa vờ vờ là nước sông bỗng tanh lạ thường. Vào mờ sáng, vờ vờ sẽ xuất hiện, người muốn đánh bắt phải chuẩn bị từ giữa đêm trước và tìm đúng tổ của chúng. Loài côn trùng này ưa sạch sẽ nên vùng đất thịt giữa ngã ba sông Hồng là lý tưởng nhất với chúng. Từ 4h – 6h30 sáng, vờ vờ sẽ bay lên mặt nước nhiều vô kể, người dân chỉ việc soi đèn dụ chúng lại gần và vợt là sẽ bắt được.
Trước đây, vờ vờ có giá 250.000 – 350.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chúng ngày càng ít, khó kiếm nên thương lái có thời điểm phải trả giá lên đến 500.000 đồng/kg. Đã vậy còn chưa chắc có hàng để mua.
Sau khi mua về, vờ vờ sẽ được chế biến thành món nhậu lai rai rất đưa miệng. Chúng có thể được chiên với lá mắc mật, rang, làm nộm, xào rau, thậm chí là làm lẩu. Vị của vờ vờ khá bùi và lạ, dân nhậu thường rất thích.
Thân thế người chế tạo chiếc xe chữa cháy đầu tiên ở Việt Nam, làm nên kỳ tích vô tiền khoáng hậu
Sau hơn 4 tháng miệt mài nghiên cứu, thi công, chiếc xe chữa cháy “made in Việt Nam” đầu tiên đã ra đời. Nó có kinh phí thấp hơn nhưng hiệu quả không hề thua kém các dòng xe của nước bạn.