Khám phá mới

Ai là người phát minh ra đũa ăn? Việt Nam là nơi dùng đũa đầu tiên chứ không phải Trung hay Nhật?

Trong ẩm thực và văn hóa phương Đông, đôi đũa có vai trò vô cùng quan trọng, là vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng nghìn năm qua. Nguyên liệu để làm ra đôi đũa rất đa dạng. Ông hoàng, bà chúa xưa thì dùng đũa ngọc, quan lại dùng gỗ mun, dân thường dùng đũa tre, đũa gỗ thường. Thậm chí ở miền Nam Việt Nam vì có nhiều dừa nên còn có cả đũa dừa.

Phía sau đôi đũa nhỏ bé là cả một lịch sử lâu đời, ẩn chứa những bài học về nhân sinh, nề nếp. Có bao giờ bạn thắc mắc đũa có từ bao giờ và ai là người sáng tạo ra nó hay không?

dua-an-4

Người Trung Quốc tuyên bố đũa đến từ đất nước mình. Vì họ có nhiều truyền thuyết về đũa. Tương truyền Khương Tử Nha xưa kia được thần linh chỉ cho cách làm ra tơ và đũa tre. Có nguồn lại khẳng định Đát Kỷ đã nghĩ ra việc chế tạo đũa để lấy lòng Trụ Vương. Nói tóm lại, người Trung Quốc cho rằng đũa xuất hiện ít nhất đã 3000 năm, phát khởi từ quốc gia này.

dua-an-1

Cũng có người nhắc đến Nhật Bản, cho rằng quốc gia thông minh này đã sáng tạo ra đũa. Nhưng thực tế thì người Nhật trước khi học được cách chế tạo, dùng đũa từ Trung Quốc vẫn chỉ dùng tay bốc đồ ăn mà thôi.

Ý kiến được nhiều người hưởng ứng nhất là đũa có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo cuốn “Lịch sử văn hóa Trung Quốc” (Đàm Gia Kiện chủ biên), người Trung Quốc thời Tiên Tần chưa biết đến đũa, chỉ ăn bốc. Khi đó đồ ăn của họ chủ yếu là canh thịt, bánh mì, bánh bao, cháo. Sau này thôn tính phương Nam thì họ mới bắt đầu dùng đũa.

dua-an-2

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng động tác gắp bằng đũa mô phỏng con chim dùng mỏ để mổ, nhặt hạt. Chim mỏ dài thường thấy nhất thời ấy là chim Lạc, chim Hồng. Đây là hai loài chim quen thuộc trong văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, người Việt với văn hóa nông ngiệp lúa nước, bữa cơm chính là cơm, rau, thịt, cá thì dùng đũa sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

dua-an-3

Đặc biệt, nếu xét theo khía cạnh dân gian, huyền sử, đôi đũa xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu về trước. Chuyện cổ tích Trầu Cau nhắc đến việc cô gái dọn cơm ra cho cặp anh em sinh đôi nhưng chỉ để một đôi đũa, thử xem ai là anh, ai là em. Trầu Cau lấy bối cảnh từ thời Hùng Vương, trước khi nhà Tần đô hộ nước ta. Điều đó có nghĩa là đôi đũa đã là vật quen thuộc với người Việt từ trước đó.

 

Ý nghĩa sâu xa của câu ‘Nam Mô A Di Đà’, hóa ra nhiều người bấy lâu vẫn phát âm sai hoàn toàn

Câu “Nam Mô A Di Đà” đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng liệu ý nghĩa đăng sau nó tất cả đã nắm được hay chưa?